XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI SIBUTRAMINE VÀ PHENOLPHTHALEIN TRỘN TRÁI PHÉP TRONG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG GIẢM CÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC-PDA

Nguyễn Thái Ngọc Mai1, Nguyễn Thị Ngọc Vân1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sibutramine và phenolphthalein là hai chất thường xuyên được trộn trái phép trong các sản phẩm thực phẩm chức năng giảm cân. Tuy nhiên, chúng đã bị loại khỏi thị trường do sibutramin gây tác dụng phụ nghiêm trọng lên tim mạch, phenolphthalein được phát hiện là chất gây ung thư và cũng được coi là nguyên nhân gây ra những thay đổi trong DNA. Mục tiêu: Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng đồng thời sibutramine và phenolphthalein trong thực phẩm chức năng giảm cân bằng phương pháp HPLC đồng thời ứng dụng quy trình để phân tích sibutramine và phenolphthalein trong một số mẫu thực phẩm chức năng giảm cân thu thập trên thị trường. Đối tượng và phương pháp: Mẫu thực phẩm chức năng mua trên thị trường được xây dựng và thẩm định quy trình theo hướng dẫn của AOAC. Kết quả: điều kiện sắc ký: cột Restek C18 (250 mm x 4,6 mm; 5µm), pha động: acid formic 0,1%/acetonitril – methanol – ammonium acetate 0,2%/methanol – nước (40:60), chế độ rửa giải gradient; quy trình được thẩm định với độ thu hồi của phương pháp từ  91,87 – 96,46% và RSD trong khoảng 1,48 – 4,11%, giá trị LOD và LOQ lần lượt là 0,33 mg/kg và 1 mg/kg. Kết luận: Quy trình định lượng đồng thời sibutramine và phenolphthalein trong thực phẩm chức năng giảm cân đã được xây dựng và thẩm định đạt yêu cầu, phương pháp đã ứng dụng thành công trên 10 mẫu thực phẩm chức năng giảm cân trên thị trường.       

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Đình Chi, Lê Thị Hồng Hảo (2015), “Xác định sibutramine có mặt trái phép trong thực phẩm chức năng giảm béo bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, 4B, tr 60-64.
2. Nguyễn Tiến Luyện (2014), Xác định chất cấm Sibutramine trong thực phẩm chức năng giảm béo bằng phương pháp HPLC, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội.
3. AOAC International (2012), “Appendix K: Guidelines for Single Laboratory Validation of Chemical Methods for Dietary Supplements and Botanicals”, AOAC Official Methods of Analysis, pp 1-14.
4. FDA (2018), Tainted Weight Loss Products [Internet], 11/21/2018 [accessed 12/29/2018], Available from: URL: https://www.fda.gov/Drugs/ResourcesForYou/Consumers/BuyingUsingMedicineSafely/ MedicationHealthFraud/ucm234592.htm
5. Ma Wei, Wang Hai-bo et al. (2010), “Simultaneous Determination of Phenolphthalein and Sibutramine Illegally Added to Weight Loss Functional Foods”, FOOD SCIENCE, 31(4), pp. 156-160.
6. Yun J, Choi J et al (2018),” Detection of Synthetic Anti-Obesity Drugs, Designer Analogues and Weight- Loss Ingredients as Adulterants in Slimming Foods from 2015 to 2017”, J Chromatogr, 9(1), pp 396.
7. Robert Ancuceanu, Mihaela Dinu, Corina Arama (2013), “Weight loss food supplements: Adulteration and multiple quality issues in two products of Chinese origin”, Farmacia, 61(1), pp 28-44.
8. Kevin Tran, Douglas Monroe et al (2015), “Method Validation for the Analysis of Multiple Weight Loss Drugs in Dietary Supplement Materials by LC-MS/MS”, Journal of Regulatory Science, 2, pp 15–19.
9. Ebtisam AR Alabdoolo, Preetha J Shetty et al (2017), “Detection of Illicit Substances in Slimming Products Available in UAE”, Journal of Nutrition and Health Sciences, 4(1), pp 1-5.
10. WHO (2020), Obesity and overweight, [Internet], 04/01/2018 [accessed 09/09/2020]. Available from: URL: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/obesity-andoverweight