CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ KẾT QUẢ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TRÊN BỆNH NHÂN CHẠY THẬN NHÂN TẠO ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TƯ NHÂN CAO VĂN CHÍ NĂM 2019

Đào Anh Dũng 1,
1 Bệnh viện Đa khoa tư nhân Cao Văn Chí

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh nhân chạy thận nhân tạo chịu nhiều tổn thương về thể chất, tinh thần, kinh tế, do đó chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá chất lượng cuộc sống, các yếu tố liên quan và kết quả can thiệp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng không nhóm chứng có so sánh trước sau 68 bệnh nhân trên 18 tuổi đang chạy thận nhân tạo định kỳ trên 3 tháng, được chọn ngẫu nhiên từ danh sách 105 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tư nhân Cao Văn Chí. Sử dụng bộ câu hỏi SF-36 phiên bản 1.0 để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chiến lược can thiệp gồm kiểm soát chất lượng lọc máu và hòa nhập cộng đồng cho bệnh nhân. Kết quả: Điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước can thiệp là 54,07 18,97. Có mối tương quan giữa tuổi, thời gian đã chạy thận, albumin máu, hemoglobin máu và chỉ số URR với chất lượng cuộc sống. Sau 3 tháng can thiệp bằng hoạt động kiểm soát chất lượng lọc máu và hòa nhập cộng đồng đã giúp cải thiện điểm chất lượng cuộc sống tăng lên 66,50 18,22. Kết luận: Kiểm soát các chỉ số huyết học, sinh hóa thông qua lọc máu có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chạy thân nhân tạo. Do vậy điều trị tình trạng thiếu máu, giảm albumin máu, kiểm soát chất lượng lọc máu và can thiệp hòa nhập cộng đồng giúp cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2008), Hướng dẫn người khuyết tật và gia đình về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
2. Bộ Y tế (2018), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật thận nhân tạo, Quyết định số 2482/QĐ-BYT.
3. Hoàng Bùi Bảo, Lê Hữu Lợi (2012), Nghiên cứu chất lượng sống ở Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y Dược Huế, Tập 2(5) - Số 11/2012; tr 22.
4. Nguyễn Dũng, Võ Văn Thắng (2014), Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, Y học cộng đồng, Số 10+11, tr 38-45.
5. Albert H. A et al (2012), Differences in quality of life of hemodialysis patients between dialysis centers, Qual Life Res 21: pp 299–307.
6. Bach Nguyen, Fukuchi (2017), Survival rates and causes of death in Vietnamese chronic hemodialysis patients. Renal Replacement Therapy (2017) 3: pp 22.
7. Duong et al (2015), Challenges of hemodialysis in Vietnam: experience from the first standardized district dialysis unit in Ho Chi Minh City, BMC Nephrology (2015) 16: pp 122.
8. Kamyar et al (2001), Association among SF36 Quality of Life measures and nutrition, hospitalization, and mortality in Hemodialysis, J Am Soc Nephrol 12: pp 2797–2806, 2001.
9. Magda Bayoumi et al (2013), Predictors of quality of life in hemodialysis patients, Saudi J Kidney Dis Transpl. 2013 Mar; 24(2): pp 254-9.
10. Tayebeh Soleymanian et al (2017), SF36 Quality of Life and Mortality across different levels of serum albumin in patients with hemodialysis, Nephrourol Mon. 2017 July; 9(4): e45319.