ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TÁI PHÁT TRONG HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hội chứng thận hư (HCTH) là bệnh lý ít gặp ở trẻ em nhưng thường hay tái phát sau điều trị bằng prednisolone. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định các yếu tố nguy cơ gây tái phát trong HCTH ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ gồm 70 bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 1/1/2019 đến 30/6/2020. Xác định các yếu tố nguy cơ gây tái pháp bằng mô hình hồi qui Cox. Kết quả: Tổng cộng có 70 bệnh nhi HCTH vào viện, tuổi trung vị là 7,0 (4,7-11) tuổi, giới nam chiếm 71,4% (50/70). Thời gian theo dõi trung vị là 7,2 (2,2-11,8) tháng. Có 20 bệnh nhi tái phát, tỉ lệ tái phát là 28,5%. Có 4 yếu tố nguy cơ độc lập gây tái phát gồm: Nhóm tuổi ≤ 5 (tỉ số nguy cơ HR và khoảng tin cậy (KTC) 95%, 4,31 (1,2814,52); protein niệu/24 giờ > 3g/L, HR = 5,69 (KTC 95%:1,41-22,83); cholesterol máu > 10,6 mmol/L, HR = 3,89 (KTC 95% 1,15-13,13) và creatinine máu > 91 µmol/L, HR = 102,6 (KTC 95%: 5,04-2089). Kết luận: HCTH là bệnh lý thường hay tái phát sau điều trị. Các yếu tố nguy cơ gây tái phát gồm trẻ em nhỏ tuổi, có protein niệu cao, cholesterol và creatinine máu cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng thận hư, tái phát, protein niệu
Tài liệu tham khảo
2. Dias C B, Pinheiro C C, Santos Silva V D, Hagemann R, Barros R T, Viktoria Woronik Clinics (Sao Paulo) (2012), Proteinuria predicts relapse in adolescent and adult minimal change disease, Viktoria Woronik Clinics, 67 (11), pp. 1271-1274.
3. Eddy AA, Symons JM. (2003), Nephrotic syndrome in childhood, Lancet, 362 (9384), pp. 629-639.
4. Esezobor CI, Ladapo TA, Lesi FE. (2016), Frequency of relapse among Nigerian children with steroid-sensitive nephrotic syndrome, Niger J Clin Pract, 19 (2), pp. 254-8.
5. Gitimu et al. (2016), Paediatric and Young Adults Reference Values for Renal, Cardiac and Pancreatic Function Tests for the Population of Taita Taveta County, Biochem Anal Biochem, 5:3.
6. Jellouli M, Brika M, Abidi K, Ferjani M, Naija O, Hammi Y, Gargah T. (2016), Nephrotic syndrome in children: risk factors for steroid dependence, Tunis Med, 94 (7), pp. 401-405.
7. KDIGO Clinical Practice Guideline for Glomerulonephritis. Kidney Disease: Improving Global Outcomes (KDIGO) Glomerulonephritis Work Group. Kidney Int Suppl. 2012; (2):139–274.
8. Lawang S A, Syarifuddin Rauf, J. S. Lisal, Husein Albar, Dasril Daud. (2008), Plasma lipids as risk factors in relapsing nephrotic syndrome, Paediatrica Indonesiana, Vol 48, N0 6.
9. Mahmud S, Jahan S, Hossain MM. (2011), Hyperlipidemia in childhood idiopathic nephrotic syndrome during initial remission and relapse, Mymensingh Med J. 2011, 20 (3), pp. 402-6.
10. Noer MS. (2005), Predictors of relapse in steroid-sensitive nephrotic syndrome, Southeast Asian J Trop Med Public Health, 36 (5), pp. 1313-20.
11. Pandey J C and Prasad C K. (2016), Lipid Profile Abnormalities in Nephrotic Syndrome Asian, Journal of Biomedical and Pharmaceutical Sciences, 6 (54), pp. 17-19.
12. Sarker et al. (2012), Risk Factor for Relapse in Childhood Nephrotic Syndrome - A Hospital Based Retrospective Study, Faridpur Med. Coll. J., 7 (1), pp. 18-22.
13. Sureshkumar P, Hodson EM, Willis NS, Barzi F, Craig JC. (2014), Predictors of remission and relapse in idiopathic nephrotic syndrome: A prospective cohort study, Pediatr Nephrol 2014, 29, pp. 1039‑46.
14. Takeda A, Matsutani H, Niimura F, Ohgushi H. (1996), Risk factors for relapse in childhood nephrotic syndrome, Pediatr Nephrol, 10 (6), pp. 740-1.
15. Wang S, Pan Q, Xu C et al. (2018), Massive Proteinuria-Induced Injury of Tubular Epithelial Cells in Nephrotic Syndrome is Not Exacerbated by Furosemide, Cell Physiol Biochem, 45 (4), pp. 1700-1706.