NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm màng não ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp gây ra bệnh tật và tử vong phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Việc chẩn đoán viêm màng não sẽ rất khó khăn đặc biệt trong thời kì sơ sinh vì biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu và chọc dò tủy sống có thể trì hoãn do lâm sàng không ổn định. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm màng não tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 55 bệnh nhi được chẩn đoán viêm màng não tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Kết quả: Số trẻ nam chiếm 58,2%. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là sốt (61,8%), bỏ bú (50,9%), lừ đừ (58,1%), vàng da (32,7%). Xét nghiệm protein dịch não tủy tăng >1g/l chiếm 60%, glucose dịch não tủy so với glucose mao mạch giảm gặp trong 23 trường hợp (41,8%), tế bào tăng (>20 BC/mm3) chiếm 52,7%. Tỉ lệ điều trị thành công chiếm 92,7% và thất bại 1,8%. Kết luận: Viêm màng não là bệnh lý nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ sơ sinh, với các triệu chứng không đặc hiệu có thể trong bệnh cảnh của bệnh lý khác. Bệnh có xu hướng thường gặp ở trẻ nam. Triệu chứng không đặc hiệu, trong đó triệu chứng lâm sàng thường gặp là sốt, bỏ bú, lừ đừ. Xét nghiệm dịch não tủy protein và bạch cầu tăng nhưng kết quả cấy dương tính thấp. Thời gian điều trị trung bình 3-4 tuần. Tỉ lệ thất bại 1,8%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm màng não sơ sinh, lâm sàng, cận lâm sàng
Tài liệu tham khảo
2. Huỳnh Thị Ngọc Huyền, Lê Thị Thúy Loan. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm màng não ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2017-2018. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018.
3. Huỳnh Ngọc Khôi Cát, Phạm Diệp Thùy Dương. Viêm màng não muộn ở trẻ sơ sinh đủ tháng. Y học Thành phố Hồ Chí minh. 2019. 23(1), 36-40.
4. Hassan B., Heidari E., Zakeriham M. Etiology, clinical findings and laboratory parameters in neonates with acute bacterial meningitis. Iran Journal Microbiol. 2020. 12(2), 89-97.
5. Liu G., He S., Zhu X., et al. Early onset neonatal bacterial meningitis in term infants: the clinical features, perinatal conditions, and in-hospital outcomes. Medicine. 2020. 99(4), 1-6, doi: 10.1097/MD.0000000000022748.
6. Daniel G. P., Barbara M. E., Ye-Tay J., et al. Neonatal meningitis: a multicenter study in Lima, Peru. Rev Peru Med Exp Salud Pub. 2020. 37(2), 210-219, doi: 10.17843/rpmesp.2020.372.4772.
7. Phạm Thị Phương. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu nhận xét kết quả điều trị bệnh viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Tạp chí nghiên cứu và thực hành nhi khoa. 2019. 1, 39-43.
8. Tan J., Kan J., Qiu G., et al. Clinical prognosis in neonatal bacterial meningitis: the role of cerebrospinal fluid protein. Plos one. 2015. 10(10), 11-19, doi: 10.1371/journal.pone.0141620.
9. Nguyễn Thị Quỳnh Nga. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh. Tạp chí Nhi Khoa. 2021. 14(2), 54-61.