KẾT QUẢ SỚM CỦA 65 TRƯỜNG HỢP PHẪU THUẬT NỘI SOI HOÀN TOÀN CẮT KHỐI TÁ TUỴ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ QUANH BÓNG VATER

Phạm Minh Hải1,, Vũ Quang Hưng1,2, Phạm Long Bình1, Lê Quan Anh Tuấn1,2, Trần Thái Ngọc Huy1, Nguyễn Hàng Đăng Khoa1, Dương Thị Ngọc Sang1, Trần Văn Toản1, Phan Minh Trí2, Nguyễn Hoàng Bắc1,2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt khối tá tụy điều trị ung thư quanh bóng Vater là một phẫu thuật phức tạp, với tỉ lệ tai biến, biến chứng còn cao. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tính khả thi, an toàn và hiệu quả của phẫu thuật trên tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca trên 65 trường hợp bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy do ung thư quanh bóng Vatert từ tháng 02 năm 2017 đến tháng 01 năm 2022 tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Có 65 trường hợp được phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt khối tá tụy do ung thư quanh bóng Vater. Thời gian mổ trung bình là 509 94 phút. Lượng máu mất trong mổ trung bình là 267 102 ml. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 8 ngày. Tỉ lệ biến chứng lớn (Clavien-Dindo ≥ III) sau mổ và tỉ lệ rò tụy sau mổ lần lượt là 13,8% và 12,3%. Chỉ số biến chứng cộng dồn toàn bộ (CCI) trung bình 8,7. Có 3 trường hợp phải mổ lại do rò tụy và chảy máu sau mổ. Không có trường hợp nào tử vong trong 90 ngày sau mổ. Số hạch nạo được là 15,8 ± 6,2. Tất cả các trường hợp phẫu thuật đều đạt được diện cắt R0. Kết luận: Với những bệnh nhân phù hợp, phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt khối tá tụy điều trị ung thư quanh bóng Vater là khả thi, an toàn và hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yamamoto, J. et al. An anatomical review of various superior mesenteric artery-first approaches during pancreatoduodenectomy for pancreatic cancer. Surg Today. 2021. 51(6), 872-879, doi: 10.1007/s00595-020-02150-z.
2. Croome, K. P. và các cộng sự. (2014), Total laparoscopic pancreaticoduodenectomy for pancreatic ductal adenocarcinoma: oncologic advantages over open approaches?. Ann Surg. 2014. 260(4), 633-8, doi: 10.1097/SLA.0000000000000937.
3. Nguyễn Hoàng Bắc, Trần Công Duy Long, Nguyễn Đức Thuận. Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tuỵ điều trị ung thư quanh bóng Vater. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2013. 17(1), 88-93.
4. Trần Quế Sơn, Trần Hiếu Học, Trần Mạnh Hùng. Nhận xét kết quả cắt khối tá tụy có nội soi hỗ trợ với mổ mở trong điều trị khối u vùng bóng vater tại bệnh viện Bạch Mai. Nghiên Cứu Học. 2018. 115(6), 158-168.
5. Trần Quế Sơn, Trần Hiếu Học, Trần Mạnh Hùng. Phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt khối tá tràng đầu tụy điều trị u vùng bóng vater. Nghiên Cứu Học. 2017. 109(4), 35-44.
6. Dindo, D., Demartines, N. và Clavien, P. A. Classification of surgical complications: a new proposal with evaluation in a cohort of 6336 patients and results of a survey. Ann Surg. 2004. 240(2), 205-13, doi: 10.1097/01.sla.0000133083.54934.ae.
7. Song, K. B., et al. Laparoscopic pancreaticoduodenectomy for periampullary tumors: lessons learned from 500 consecutive patients in a single center. Surg Endosc. 2020. 34(3), 1343-1352, doi: 10.1007/s00464-019-06913-9.
8. Nagakawa, Y., et al. Learning curve and surgical factors influencing the surgical outcomes during the initial experience with laparoscopic pancreaticoduodenectomy. J Hepatobiliary Pancreat Sci. 2018. 25(11), 498-507, doi: 10.1002/jhbp.586.
9. Wang, Mingjun, et al. Laparoscopic pancreaticoduodenectomy: single-surgeon experience, Surgical Endoscopy. 2015. 29(12), 3783-3794, doi: 10.1007/s00464-015-4154-5.
10. Kim, S. C., et al. Short-term clinical outcomes for 100 consecutive cases of laparoscopic pylorus-preserving pancreatoduodenectomy: improvement with surgical experience. Surg Endosc. 2013. 27(1), 95-103, doi: 10.1007/s00464-012-2427-9.
11. Chen, K., et al. Expanding laparoscopic pancreaticoduodenectomy to pancreatic-head and periampullary malignancy: major findings based on systematic review and meta-analysis. BMC Gastroenterol. 2018. 18(1), 102, doi: 10.1186/s12876-018-0830-y.
12. Liao, Chien-Hung, et al. Systemic Review of the Feasibility and Advantage of Minimally Invasive Pancreaticoduodenectomy. World Journal of Surgery. 2016. 40(5), 1218-1225, doi: 10.1007/s00268-016-3433-1.
13. Nickel, F., et al. Laparoscopic Versus Open Pancreaticoduodenectomy: A Systematic Review and Meta-analysis of Randomized Controlled Trials, Ann Surg. 2020. 271(1), 54-66, doi: 10.1097/SLA.0000000000003309.
14. Phan Minh Tri, Vo Truong Quoc. Risk factors of short-term complications after pancreaticoduodenectomy treated periampullary carcinomas. MedPharmRes. 2019. 3(3), 19-22, doi: 10.32895/UMP.MPR.3.3.4.