KHẢO SÁT CÔNG DỤNG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY DO KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM CHỨA PROBIOTIC TRÊN THỊ TRƯỜNG

Dương Thị Trúc Ly1,, Hà Phú Cường1, Trần Mộng Tố Tâm1, Nguyễn Đinh Nga2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc sử dụng các chế phẩm probiotic ngày càng phổ biến. Nhiều nghiên cứu về tính an toàn, tác dụng của các probiotic đã được tiến hành và công bố. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng chất lượng và công dụng của các chế phẩm này hiện nay không được đảm bảo. Mục tiêu nghiên cứu: kiểm nghiệm và khảo sát công dụng điều trị tiêu chảy do kháng sinh thực nghiệm trên mô hình chuột nhắt trắng của một số chế phẩm chứa probiotic đang lưu hành trên thị trường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến hành kiểm nghiệm một số chế phẩm chứa probiotic đang lưu hành trên thị trường bao gồm phân lập bằng kỹ thuật cấy vạch ba chiều; định danh dựa trên nhuộm Gram (phương pháp Hucker cải tiến), nhuộm kháng acid (phương pháp Ziehl - Neelsen), nhuộm bào tử (phương pháp Schaeffer - Fulton) và một số phản ứng sinh hóa; định lượng bằng phương pháp đổ đĩa và phát hiện vi sinh vật gây bệnh. Chọn các sản phẩm định danh và định lượng đạt để khảo sát công dụng điều trị tiêu chảy trên mô hình chuột nhắt được gây tiêu chảy bằng hỗn hợp kháng sinh streptomycin và lincomycin. Kết quả: Kiểm nghiệm 23 chế phẩm có 5 chế phẩm có thành phần và số lượng vi khuẩn đạt yêu cầu theo công bố trên nhãn chế phẩm. Khảo sát công dụng điều trị tiêu chảy của 8 chế phẩm được lựa chọn cho thấy chuột ở các nhóm thử nghiệm có tỉ lệ chết thấp hơn và tỉ lệ khỏi bệnh cao hơn nhóm chứng dương, mức độ tăng cân chuột ở các nhóm thử cao hơn nhóm chứng dương với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Kết luận: 18 trong tổng số 23 chế phẩm được khảo sát không đạt về định danh và/hoặc định lượng. 5 chế phẩm được chọn khảo sát tác dụng điều trị tiêu chảy do kháng sinh trên mô hình chuột nhắt trắng cho hiệu quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Thu Hằng (2013), Dược lực học, Nhà xuất bản Phương Đông, tr. 744-746, 760-761.
2. Dương Thị Trúc Ly, Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Đinh Nga, Trần Thanh Nhãn, Trần Cát Đông (2015), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm một số chế phẩm probiotic có chứa chủng Bacillus, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản Tập 19, số 3, tr. 311-317.
3. Dương Thị Trúc Ly, Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Đinh Nga, Trần Thanh Nhãn, Trần Cát Đông (2015), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm một số chế phẩm probiotic có chứa chủng Bifidobacterium, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản Tập 19, số 3, tr. 304-310.
4. Dương Thị Trúc Ly, Trần Mộng Tố Tâm, Nguyễn Đinh Nga, Trần Thanh Nhãn, Trần Cát Đông (2016), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm chế phẩm probiotic chứa Enterococcus và Streptococcus, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 3-4, tr. 89-95.
5. Dương Thị Trúc Ly, Trần Hữu Trí, Phạm Minh Hữu Tiến (2014), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm một số chế phẩm probiotic có chứa chủng Lactobacillus, Tạp chí Y học thực hành số 944, tr. 59-62.
6. Vũ Thanh Thảo, Nguyễn Minh Thái, Nguyễn Thị Linh Giang, Trần Hữu Tâm, Trần Cát Đông (2014), Nghiên cứu đặc tính probiotic của Bacillus subtilis BS02, Tạp chí Y học thực hành, Tập 907 số 3, tr. 22-24.
7. Cynthia L. Sears (2005), A dynamic partnership: Celebrating our gut flora, Anaerobe Vol. 11, pp. 247-255.
8. D. A. Russell, G. F. Fitzgerald, C. Stanton (2011), Metabolic activities and probiotic potential of bifidobacteria, International Journal of Food Microbiology, pp. 88-105.
9. J. Paulo Sousa e Silva, Ana C. Freitas (2014), Probiotic Bacteria, pp. 12-14.
10. Tripta Bansal, Sanjay Garg (2008), Probiotics: From Functional Foods to Pharmaceutical Products, Current Pharmaceutical Biotechnology, pp. 267-287.
11. Vijaya K. Gogineni, Lee E. Morrow, Philip J. Gregory, Mark A. Malesker (2013), Probiotics: History and Evolution, Journal of Ancient Diseases and Preventive Remedies, Volume 1 (2), pp. 1-7.