ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐIỆN CƠ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU BỆNH THẦN KINH NGOẠI BIÊN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 BẰNG PREGABALIN TẠI BỆNH VIỆN TIM MẠCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Biến chứng bệnh thận kinh ngoại biên ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 gây cảm giác đau cho bệnh nhân là chủ yếu. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, điện cơ và kết quả điều trị giảm đau bệnh thần kinh ngoại biên đái tháo đường typ 2 bằng Pregabalin. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường typ 2 đến khám và điều trị tại bệnh viện Tim mạch thành phố Cần Thơ từ tháng 02/2019 đến 03/2020. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường typ 2 theo ADA 2016 (Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ). Xác định bệnh thần kinh ngoại biên theo Hội thần kinh học Hoa Kỳ khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng theo thang điểm DNE và bất thường về tốc độ dẫn dẫn truyền thần kinh, điện cơ. Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 13.0. Kết quả: Về rối loạn cảm giác chủ quan, các triệu chứng thường gặp là tê bì 28,3%; kim châm chiếm 40% và tê buốt 20%. Cảm giác khách quan, các triệu chứng thường gặp là rối loạn xúc giác chiếm 93,3%; có cảm giác đau nông chiếm 66,7%. Cảm giác phản xạ gân xương chiếm 23,3%. Theo đánh giá DNE, 80% bệnh nhân có tê ở bàn chân hay cẳng chân, 40% có cảm giác đau. Bất thường trên điện cơ ghi nhận bất thường trên điện cơ ghi nhận 55% có điện thế đâm kim tăng, rung giật sợ cơ 40%, 35% điện thế đơn vị vận động, 28,3% sóng nhọn dương và 10% có kết tập giảm. Trước điều trị, 100% bệnh nhân có cảm giác đau ở mức độ vừa (5-6 điểm), sau 3 tháng điều trị 98,3% cảm giác đau ít và 1,7% không có cảm giác đau. Trung bình cảm giác đau có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau điều trị (p<0,001). Kết luận: Điều trị bằng pregabalin có tác dụng giảm đau rõ rệt trong đau trong bệnh thần kinh ngoại biên ở người ĐTĐ typ 2.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Pregabalin, bệnh thần kinh ngoại biên, đái tháo đường typ 2
Tài liệu tham khảo
2. Lê Quang Cường (1999). Nghiên cứu biểu hiện thần kinh ngoại vi ở người trưởng thành đái tháo đường bằng ghi điện cơ đo tốc độ dẫn truyền thần kinh, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, tr.1-147.
3. Nguyễn Mai Hòa (2008). Khảo sát điện cơ trên bệnh nhân đái tháo đường mãn tính, Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 12 (1), tr. 352-358.
4. Nguyễn Thị Nhạn (2005). Nghiên cứu biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân đái tháo đường, Tạp chí y học thực hành, 521, tr.369-376.
5. Vũ Anh Nhị (1996), Nghiên cứu bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường bằng phương pháp chẩn đoán điện, Luận án phó TS khoa học y dược. Đại học Y Dược TP.HCM, tr.1-104.
6. Nguyễn Thế Thành (1995), Góp phần nghiên cứu phát hiện biến chứng thần kinh tự chủ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường trong điều kiện Việt Nam, Đại Học Y Dược TP.HCM. Tp.HCM, tr.1-149.
7. Arezzo JC, Rosenstock J, Lamoreaux L, Pauer L. Efficacy and safety of pregabalin 600 mg/d for treating painful diabetic peripheral neuropathy: a double-blind placebocontrolled trial. BMC Neurol. 2008 Sep 16; 8:33.
8. Backonja AJ (2001). Treatment for diabetic neuropathy. Curr Diab Rep, 1(2) :127- 132.Barbano R et al (2003). Pharmacology of painful diabetic neuropathy, Curr pain headache Rep, 7(3) :169- 177.
9. Fatimah A.B., Aziz N.A., Amaramalar S.N., Azinda F.A.A., Hamid M.Z.A., Norlaila M. (2010). Risk determinants of Peripheral Neuropathy in Patients with Typ 2 Diabetes Attending Follow-Up Clinics at Universiti Kebangsaan Malaysia Medical, Med & Health, 5(1), pp.34-40.
10. Foulin D, Boulanger A, Clark AJ, et al (2014), Pharmacological management of chronic neuropathic pain: revised consensus statement by the Canadian Pain Society, Pain Res Manag, 19:328-35.
11. Lesser and al (2008). Efficacy and safety of Pregabalin 600 mg/d for the treatment of painful diabetic peripheral neuropathy: a double blind, placebo- controlled trial. BMC Neurology, 8:33.
12. Nawazi M.M., Ramesh B., Kumar S.(2015). Evaluation of symptomatic peripheral neuropathy in Type 2 diabetes mellitus and its correlation with other microvascular complications, J of Evidence Based Med & Healthcare, 32(2), pp. 4807-4821.
13. Preston D.C., Shapiro B. (2005), Electromyography and Neuromuscular Disorders, Elsevier Saunders, Philadelphia, 2th Edition, pp.161-215,233- 243,389-420.
14. Rosenstock and all (2007). Pregabalin: Its Pharmacology and Use in Pain Management, Anesthesia & analgesia, 105(6).
15. Sandercock D et al (2009). Safety and Efficacy of gabapentin in Diabetic peripheral Neuropathy, Diabetes Care, 32(2): e20.