NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CẤY MÁY TẠO NHỊP TIM VĨNH VIỄN Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG SUY NÚT XOANG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lê Văn Cường1,, Trần Viết An2
1 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hội chứng suy nút xoang chiếm 60% các rối loạn nhịp chậm, làm tăng nguy cơ tử vong lên gấp 1,39 lần. Phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả là cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân hội chứng suy nút xoang được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 61 bệnh nhân hội chứng suy nút xoang được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 02 năm 2019 đến tháng 06 năm 2020. Bệnh nhân được theo dõi đánh giá 3 thời điểm: trước cấy máy, sau cấy máy 1 tháng và sau cấy máy 3 tháng. Kết quả: Có 19 bệnh nhân cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn một buồng thất và 42 bệnh nhân cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng. Tuổi bệnh nhân trung bình 69 ± 13 tuổi. Triệu chứng lâm sàng của hội chứng suy nút xoang cải thiện sau 1 tháng và 3 tháng. Thành công về kỹ thuật đạt 100%, thành công về lâm sàng đạt 91,5% khi xuất viện và đạt 100% sau 3 tháng. Theo dõi sau 3 tháng, cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn làm xuất hiện hở van ba lá mới mức độ rất nhẹ với tỷ lệ 4,9% và tiến triển từ mức độ rất nhẹ đến mức độ nhẹ với tỷ lệ 11,5%. Kết luận: Cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cải thiện triệu chứng lâm sàng cho bệnh nhân hội chứng suy nút xoang, thành công về kỹ thuật và lâm sàng đạt tỷ lệ cao, chỉ làm gia tăng hở van ba lá đến mức độ nhẹ với tỷ lệ thấp.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Trung Cang và Phạm Minh Thạnh (2011), Đánh giá kết quả cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Kiên Giang. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh. 15(4): tr. 130-135.
2. Hà Thúy Chầm (2017), Nghiên cứu một số thay đổi của van ba lá và nhịp tim trên bệnh nhân trước và sau cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Y Dược. 33(1): tr. 84-91.
3. Chung Tấn Định (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị rối loạn nhịp chậm bằng cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2017-2018. Luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa cấp II. Đại học Y dược Cần Thơ.
4. Nguyễn Tri Thức (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vai trò máy tạo nhịp hai buồng trong điều trị rối loạn nhịp chậm tại bệnh viện Chợ Rẫy. Luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa cấp II. Đại học Y dược Huế.
5. Phạm Hữu Văn (2010), Nghiên cứu biến đổi ngưỡng kích thích, huyết động trong điều trị rối loạn nhịp chậm bằng cấy máy tạo nhịp tim. Luận án tiến sĩ y khoa. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Anh Vũ (2014), Siêu âm tim cập nhật chẩn đoán, Nhà xuất bản Đại học Y Huế, tr.72-74.
7. Alonso A., et al. (2014), Association of sick sinus syndrome with incident cardiovascular disease and mortality: the Atherosclerosis Risk in Communities study and Cardiovascular Health Study. PLoS One. 9(10): p. e109662.
8. Bellot P. H. (2017), Clinical Cardiac Pacing, Defibrillation and Resynchronization Therapy 5th. Elsevier, Chapter 26. Permanent Pacemaker and Implantable Cardioverter-Defibrillator Implantation in Adults: p. 631-690.
9. Brignole M., et al., (2014), 2013 ESC Guidelines on cardiac pacing and cardiac resynchronization therapy. Rev Esp Cardiol (Engl Ed). 67(1): p. 58.
10. Carrión-Camacho M. R., et al. (2019), Safety of Permanent Pacemaker Implantation: A Prospective Study. J Clin Med. 8(1).
11. Goldschlager N., et al. (2017), Clinical Cardiac Pacing, Defibrillation and Resynchronization Therapy 5th. Elsevier, Chapter 40. Follow-Up of Cardiac Implantable Electronic Devices - Remote Monitoring and in Person: p. 1133-1157.
12. Nowak B., et al. (2010), Do gender differences exist in pacemaker implantation?--results of an obligatory external quality control program. Europace. 12(2): p. 210-5.
13. Semelka M., J. Gera, and S. Usman (2013), Sick sinus syndrome: a review. Am Fam Physician. 87(10): p. 691-6.
14. Senaratne J., et al. (2018), Safety and efficacy of AAIR pacing in selected patients with sick sinus syndrome. Medicine (Baltimore). 97(42): p. e12833.
15. Shah B., et al. (2017), Permanent Pace Maker Implantation Through Axillary Vein Approach. J Ayub Med Coll Abbottabad. 29(2): p. 241-245.