TÌNH HÌNH RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH NHÂN NẰM VIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2019-2020

Lê Văn Minh1, Tiền Ngọc Minh Châu1, Trần Minh Dần1, Lữ Văn Nhân1, Nguyễn Văn Công1, Huỳnh Nhật Duy 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

   Đặt vấn đề: Rối loạn giấc ngủ (RLGN)  là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ và các yếu tố liên quan tới rối loạn giấc ngủ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 207 bệnh nhân nằm điều trị nội trú ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 9/2019 đến tháng 02/2020. Kết quả: Số bệnh nhân có PSQI5 sau khi nhập viện chiếm 41,06%, điểm PSQI trung bình là 5,29 ± 4,075. Các yếu tố liên quan được khảo sát: giới tính có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, tỉ lệ bệnh nhân nữ nhiều hơn bệnh nhân nam ở mức thông kê có ý nghĩa (p<0,05), thói quen sinh hoạt (có hút thuốc, uống rượu và sử dụng chất kích thích) cũng có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ở mức ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Rối loạn giấc ngủ chiếm 41,06% ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ và liên quan nhiều đến giới tính (nữ nhiều hơn nam), thói quen sinh hoạt (có hút thuốc, uống rượu và sử dụng chất kích thích).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Quang Huy (2019), Rối loạn giấc ngủ. Nhà xuất bản Y học.
2. Trần Thị Phương Nga (2017), Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân điều trị Methadone tại phòng khám Quận 6 TP HCM, internet, ngày 16/06/2020.
3. Vũ Thị Minh Phượng (2016), Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, internet, ngày 16/06/2020.
4. Alebiosu, Olutayo C., et al. (2009), Quality of sleep among hypertensive patients in a semiurban Nigerian community: a prospective study. Postgraduate Medicine 121.1, 166-172.
5. Buysse, DJ, Reynolds CF, Monk TH, Berman SR, Kupfer DJ, (1989.), The Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI): A new instrument for psychiatric research and practice. Psychiatry Research 28:193-213.
6. Julie Gallasch and Michael Gradisar (2007), Relationships between sleep knowledge, sleep practice and sleep quality.
7. Wang SB, Zhong BL, Zhang L, Ungvari GS, Ng CH, Li L, Chiu HF, Lok GK, Lu JP, et al. (2017), The prevalence of insomnia in the general population in China: A meta-analysis. J Affect Disord: 207: 413-421
8. Wei Zheng, Xin-Ni Luo, Hai-Yan Li, Xiao-Yin Ke, Qing Dai, Chan-Juan Zhang, Chee H. Ng, Gabor S. Ungvari, Yu-Tao Xiang & Yu-Ping Ning (2018), Prevalence of insomnia symptoms and their associated factors in patients treated in outpatient clinics of four general hospitals in Guangzhou, China, BMC Psychiatry. 18: 232.