NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ SÀNG LỌC TIỀN SẢN GIẬT GIAI ĐOẠN SỚM THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Dương Mỹ Linh1,, Lê Hoàng Việt1, Bùi Quang Nghĩa1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiền sản giật – sản giật là bệnh lý có nhiều biến chứng cho mẹ và thai, tỷ lệ khoảng 3-5%. Phát hiện sớm, dự phòng, theo dõi và kết thúc thai kỳ thích hợp là mô hình quản lý bệnh lý này hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sàng lọc bệnh lý tiền sản giật – sản giật bằng mô hình của Tổ chức Y học Bào thai (FMF) giai đoạn sớm thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả trên 603 thai phụ ở tam cá nguyệt 1 tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ 6/2021 đến 11/2022 được hỏi tiền sử, đo huyết áp, siêu âm Doppler động mạch tử cung, xét nghiệm PAPP-A, PlGF để xác định nguy cơ mắc tiền sản giật theo Tổ chức Y học Bào thai, các thai phụ nguy cơ cao được dự phòng aspirin và tiếp tục theo dõi thời điểm mắc tiền sản giật. Kết quả: Có 10,0% thai phụ có kết quả nguy cơ cao tiền sản giật. Trong đó, 21,7% thai phụ mắc tiền sản giật, với 23,1% mức độ nặng. Có 23,1% phát hiện ở tuổi thai <34 tuần, 7,7% ở thời điểm 34 - <37 tuần và 69,2% ở thời điểm ≥37 tuần. Kết luận: Sàng lọc tiền sản giật giai đoạn sớm thai kỳ bằng thuật toán của Tổ chức Y học Bào thai nên được thực hiện cho các thai phụ tại Cần Thơ nói riêng và Việt Nam nói chung nhằm hướng tới đưa ra các giải pháp dự phòng phù hợp, đặc biệt là aspirin liều thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Verlohren, S., Galindo, A., Schlembach, D., Zeisler, H., Herraiz, I., et al. An automated method for the determination of the sFlt-1/PIGF ratio in the assessment of preeclampsia. American journal of obstetrics gynecology. 2010. 202(2), 161.e1-161.e11, https://doi.org/10.1016/j.ajog.2009.09.016.
2. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang. Ứng dụng của sFlt-1 và PlGF trong quản lý tiền sản giật. Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp - Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 19, Thành phố Hồ Chí Minh. 2019.
3. O’Gorman, N., Wright, D., Syngelaki, A., Akolekar, R., Wright, A., et al. Competing risks model in screening for preeclampsia by maternal factors and biomarkers at 11-13 weeks gestation. American journal of obstetrics gynecology. 2016. 214(1), 103.e1-103.e12, https://doi.org/10.1016/ j.ajog.2015.08.034.
4. O'Gorman, N., Wright, D., Poon, L. C., Rolnik, D. L., Syngelaki, A., et al. Multicenter screening for pre‐eclampsia by maternal factors and biomarkers at 11-13 weeks' gestation: comparison with NICE guidelines and ACOG recommendations. Ultrasound in Obstetrics Gynecology. 2017.
49(6), 756-760. https://doi.org/10.1002/uog.17455.
5. Rolnik, D. L., Wright, D., Poon, L. C., O’Gorman, N., Syngelaki, A., et al. Aspirin versus placebo in pregnancies at high risk for preterm preeclampsia. New England Journal of Medicine. 2017. 377(7), 613-622, DOI: 10.1056/NEJMoa1704559.
6. Huỳnh Thị Tuyết Mai, Võ Minh Tuấn. Nghiên cứu sàng lọc nguy cơ cao tiền sản giật bằng mô hình FMF tại Bệnh viện Quốc tế Thái Hòa. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 503(2), 152-156, https://doi.org/10.51298/vmj.v503i2.789.
7. Trần Mạnh Linh. Nghiên cứu kết quả sàng lọc bệnh lý Tiền sản giật - Sản giật bằng xét nghiệm PAPP-A, siêu âm Doppler động mạch tử cung và hiệu quả điều trị dự phòng. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế, Huế. 2020.
8. Rezende, K. B. D. C., Cunha, A. J. L. A., Amim Jr, J., Oliveira, W. D. M., Leão, M. E. B., et al. Performance of Fetal Medicine Foundation Software for Pre-Eclampsia Prediction Upon Marker Customization: Cross-Sectional Study. Journal of Medical Internet Research. 2019. 21(11), e14738, DOI: 10.2196/14738.
9. Poon, L. C., Kametas, N. A., Valencia, C., Chelemen, T.,nNicolaides, K. H. Hypertensive disorders in pregnancy: screening by systolic diastolic and mean arterial pressure at 11-13 weeks. Hypertension in Pregnancy. 2011. 30(1), 93-107, https://doi.org/10.3109/10641955.2010.484086.
10. Gallo, D., Poon, L. C., Fernandez, M., Wright, D., Nicolaides, K. H. Prediction of preeclampsia by mean arterial pressure at 11-13 and 20-24 weeks' gestation. Fetal diagnosis therapy. 2014. 36(1), 28-37, https://doi.org/10.1159/000360287.