ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SAI KHỚP CẮN LOẠI I THEO ANGLE CÓ KÉO LUI KHỐI RĂNG TRƯỚC HÀM TRÊN BẰNG DÂY PHÂN ĐOẠN VÀ VÍT HỖ TRỢ

Lê Nguyễn Thùy Dương1,, Trương Thị Bích Ngân1, Lê Nguyên Lâm1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kéo lui toàn bộ khối răng trước hàm trên bằng dây phân đoạn C-wire và minivít hỗ trợ có nhiều ưu điểm như ma sát thấp, giảm các biến chứng nha chu ở răng sau, không ảnh hưởng đến khớp cắn phía sau, giảm thời gian đóng khoảng sau nhổ răng và tăng neo chặn tối đa. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị kéo lui khối răng trước hàm trên bằng C-wire và minivít trong điều trị sai khớp cắn loại I. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 32 bệnh nhân sai khớp cắn loại I được điều trị chỉnh nha từ năm 2021 đến 2023 tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Quy trình điều trị bao gồm nhổ răng cối nhỏ hàm trên hai bên và kéo lui toàn bộ khối răng trước bằng cách sử dụng dây cung Niti C-wire (0,016”x0,022”) gắn vào sáu răng trước được liên kết với dây cung Stainless Steel (0,017”x0,025’’) luồn vào mini vít răng sau đặt tại vị trí giữa chân răng cối nhỏ thứ hai và răng cối lớn thứ nhất hàm trên.  Kết quả: Thời gian đóng khoảng sau nhổ răng trung bình là 12,44±2,38 tháng, trục răng cửa hàm trên giảm 8,69±4,520; răng cửa hàm trên được kéo lui 4,14±1,58 mm, góc SNA giảm 0,18±0,460; cải thiện thẩm mỹ mô mềm. Kết luận: Kéo lui toàn bộ khối răng trước hàm trên bằng C-wire và mini vít được thực hiện với cơ chế sinh học đơn giản và tăng hiệu quả kéo lui trong điều trị hô. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alhammadi M.S., Halboub E. Global distribution of malocclusion traits: A systematic review. Dental Press Journal of Orthodontics. 2018. 23(6). 40.e41-40.e10. https://doi.org/10.1590/21776709.23.6.40.e1-10.onl.
2. Kim S.H., Iskenderoglu N.S., Kook Y.A., et al. The Biocreative Strategy, part 3: Extraction treatment. Journal of Clinical Orthodontics. 2018. 52(8). 388-407.
3. Nguyễn Thanh Huyền. Đánh giá độ dày xương vỏ và mật độ xương giữa các răng để đặt minivis tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2018. Trường Đại học Y Dược Hải Phòng. 2019. 1-20.
4. Proffit W. R. Contemporacy Orthodontics 6th. Mosby. 2019. 150-278.
5. Trần Ngọc Quảng Phi. Chỉnh nha lâm sàng từ nguyên lý đến kỹ thuật. Nhà xuất bản Y học. 2019. 231-863.
6. Mo S.S., Noh M.K., Kim S.H., et al. Finite element study of controlling factors of anterior intrusion and torque during Temporary Skeletal Anchorage Device (TSAD) dependent en masse retraction without posterior appliances: Biocreative hybrid retractor (CH-retractor). The Angle Orthodontist. 2020. 90(2). 255-262. https://doi.org/10.2319/050619-315.1
7. Kim S.H., Park K.H., Noh M.K., et al. The biocreative strategy, part 5: Labial and lingual space closure in extraction treatment. Journal of Clinical Orthodontics. 2018. 52(10). 528-549.
8. Nguyễn Mỹ Huyền. Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị sai lệch khớp cắn loại I Angel bằng khí cụ cố định ở sinh viên Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2016-2018. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018. 1-45.
9. Đinh Vĩnh Ninh. Hiệu quả dây phân đoạn có vít hỗ trợ kéo lui khối răng trước hàm trên. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2020. 62-91.
10. Trần Tiểu Trang. Ảnh hưởng của quyết định nhổ răng trên sự thay đổi răng, xương, mô mềm ở người trưởng thành sai khớp cắn Angle I. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2019. 1-40.