ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG BỆNH NHÂN MẤT RĂNG SAU HÀM TRÊN CÓ CHỈ ĐỊNH NÂNG XOANG HỞ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mất răng sau hàm trên là tình trạng thường gặp trên lâm sàng, xác định đặc điểm lâm sàng và X-quang giúp tiên lượng, lựa chọn phương pháp điều trị có hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, x-quang của bệnh nhân mất răng sau hàm trên có chỉ định nâng xoang hở và cắm implant tức thì tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 22 bệnh nhân mất răng sau hàm trên với 30 xoang hàm có chỉ định nâng xoang hở và cắm implant tức thì tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm 2022-2023. Kết quả: Tuổi trung bình là 32,8±12,12 trong đó nữ giới là 53,3% và nam giới là 46,7%. Thời gian mất răng: <5 năm có 16,7%, 5-10 năm có 53,3%, >10 năm có 30%. Nguyên nhân mất răng do sâu răng là 76,7%, do nha chu là 23,3%. Mất răng cối nhỏ là 36,7%, mất răng cối lớn 63,3%. Độ há miệng trung bình 49,12±3,49mm. Đặc điểm trên phim X-quang: Mật độ xương D1 3,3%, D2 76,7%, D3 20,0%. Kích thước trung bình vòng nối động mạch 0,99±0,18mm (0,7-1,35mm). Góc hợp bởi thành ngoài và thành trong xoang hàm trung bình 64,54±7,17° (52,3°-75,6°). Hiện diện vách ngăn xoang theo chiều ngoài trong 3,3% còn lại không có vách ngăn là 96,7%. Chiều rộng xương trung bình là 8,29±0,48mm, chiều cao xương trung bình là 4,51±0,38mm. Độ dày thành xoang trung bình là 1,78±0,29mm, độ dày màng xoang trung bình là 2,29±0,35. Kết luận: Các đặc điểm thường gặp của mất răng sau hàm trên có chỉ định nâng xoang hở là thời gian mất răng>5 năm, mật độ xương D2, kích thước xương ổ răng giảm theo chiều ngoài trong và chiều cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mất răng sau hàm trên, đặc điểm lâm sàng, X-quang
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Cúc. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân mất răng hàm trên phía sau bằng phương pháp nâng xoang hở, ghép xương và cấy ghép implant một thì tại bệnh viện Mắt-Răng Hàm Mặt Cần Thơ năm 2017-2018. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018. 39-59
3. Hồ Thị Thủy Tiên. Hiệu quả phương pháp nâng xoang có sử dụng mô sợi huyết giàu tiểu cầu kết hợp cấy implant đồng thời. Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 2020. 49-84.
4. Ngô Huy Bình. Đặc điểm lâm sàng, X-quang và kết quả điều trị mất răng ở vùng đáy xoang hàm bằng kỹ thuật Implant nha khoa. Trường Đại học Y Hà Nội. 2020. 22-55.
5. Li X. Y., Jia C., Zhang Z. C. The normal range of maximum mouth opening and its correlation with height or weight in the young adult Chinese population. Journal of Dental Sciences. 2017. 12(1), 56-59, DOI: 10.1016/j.jds.2016.09.002.
6. Trương Uyên Cường. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X-quang nhóm bệnh nhân cấy implant nâng xoang. Tạp chí Y học quân sự. 2018. 2018(1). 146-150.
7. Jensen O. T. Chapter 7: Sinus floor augmentation without bone grafting in The Sinus Bone Graft. Quintessence Publishing Co Inc. 2019. 66-72.
8. Thân Trọng Nguyên. Hình thái xoang hàm và vách ngăn xoang hàm: Khảo sát trên hình ảnh Cone beam CT của người Việt. Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 2016. 35-45
9. Scarfe W. C, Angelopoulos C. Maxillofacial Cone Beam Computed Tomography: Principles, Techniques and Clinical Applications. Springer International Publishing. 2018. 213-324. 10. Đậu Cao Lượng, Lê Đức Lánh. Hiệu quả của fibrin giàu tiểu cầu (A-prf+) kết hợp biphasic Tricalcium phosphate trong phẫu thuật nâng xoang. Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 2019. 43-78.
11. Phạm Thu Hằng, Đàm Văn Việt, Trần Thị Mỹ Hạnh. Đặc điểm lâm sàng, X-quang bệnh nhân phẫu thuật nâng xoang hở cấy ghép implant một thì. Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học. 2021. 145(9), 241-246, https://doi.org/10.52852/tcncyh.v145i9.554.
12. Al Faraje L. Clinical Anatomy for Oral Implantology. Quintessence Publishing Company Incorporated. 2021. 15-58.