TỶ LỆ PHÁT HIỆN LAO PHỔI MỚI TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGHI LAO PHỔI BẰNG XÉT NGHIỆM GENE XPERT MTB/RIF TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI TIỀN GIANG NĂM 2022 - 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh lao là một trong những bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh lao có nhiều thể lâm sàng, thường gặp nhất là lao phổi chiếm 80-85%. Hiện nay, Gene Xpert MTB/RIF (Xpert MTB/RIF) là một trong những kỹ thuật sinh học phân tử được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng hàng đầu trong chẩn đoán bệnh lao và lao kháng Rifampicin (RRTB). Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ phát hiện lao phổi mới và một số yếu tố liên quan trên đối tượng nghi lao phổi bằng xét nghiệm Xpert MTB/RIF tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tiền Giang năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 430 bệnh nhân chưa mắc hoặc đang điều trị thuốc kháng lao, có triệu chứng lâm sàng hoặc X-quang phổi bất thường nghi lao phổi. Thực hiện xét nghiệm Xpert MTB/RIF để xác định lao phổi mới trên mẫu đờm của bệnh nhân. Kết quả: Có 124/430 bệnh nhân (28,8%) được chẩn đoán xác định lao phổi mới bằng xét nghiệm Xpert MTB/RIF; trong đó phát hiện 04 bệnh nhân (3,2%) kháng với Rifampicin (RMP). Tỷ lệ mắc lao phổi ở nam cao hơn ở nữ gấp 2,0 lần (p<0,01); có mối liên quan giữa tỷ lệ mắc lao phổi và nhóm tuổi 25-64 tuổi (p<0,01); những người có tiền sử hút thuốc lá, đái tháo đường có nguy cơ mắc lao phổi cao hơn lần lượt là OR=2,1 (p<0,01) và OR=2,7 (p<0,01). Kết luận: Tỷ lệ phát hiện lao phổi mới trên đối tượng nghi lao phổi bằng xét nghiệm Xpert MTB/RIF là 28,8%. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc lao phổi là nam giới, nhóm tuổi lao động, tiền sử hút thuốc lá và đái tháo đường. Cần thực hiện xét nghiệm Xpert MTB/RIF cho tất cả các bệnh nhân nghi lao phổi để chẩn đoán sớm lao phổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gene Xpert MTB/RIF, lao phổi mới, Tiền Giang
Tài liệu tham khảo
2. Chương trình chống lao Quốc gia. Báo cáo tổng kết hoạt động chương trình chống lao năm 2021. 2022. 4-20.
3. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao. 2020. 1-44.
4. World Healthy Orgnization. Rapid implementation of the Xpert MTB/RIF diagnositic test. 2011.
5. Hoàng Hà, Lưu Thị Thu Uyên và Ngô Thị Hoài. Bệnh lao kháng Rifampicin tại Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 500(2), 16-20, doi: 10.51298/vmj.v500i2.347.
6. Lê Hoàn, Lê Minh Hằng, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Trần Khánh Chi, Trần Minh Châu và cộng sự. Nhận xét kết quả của xét nghiệm Genexpert MTB/RIF đờm trong chẩn đoán lao phổi tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2021. 147(11), 23-30, doi: 10.52852/tcncyh.v147i11.576.
7. Kabir S, Parash MTH, Emran NA, Hossain ABMT, Shimmi SC, et al. Diagnostic challenges and Gene-Xpert utility in detecting Mycobacterium tuberculosis among suspected cases of
Pulmonary tuberculosis. PLoS One. 2021. 16(5), e0251858, doi:
10.1371/journal.pone.0251858.
8. Mavenyengwa RT, Shaduka E and Maposa I. Evaluation of the Xpert® MTB/RIF assay and microscopy for the diagnosis of Mycobacterium tuberculosis in Namibia. Infectious diseases of poverty. 2017. 6(1), 89-93, doi: 10.1186/s40249-016-0213-y.
9. Trần Ngọc Dung, Nguyễn Hữu Thành, Nguyễn Khoa Thi, Huỳnh Thị Quỳnh Ngân, Nguyễn Thanh Phương và cộng sự. Tỷ lệ mắc và đặc điểm dịch tễ lao mới tại tỉnh Đồng Tháp năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 524(1B), 301-357, doi: 10.51298/vmj.v524i1B.4797.
10. Nguyen HV, Tiemersma EW, Nguyen HB, Cobelens FGJ, Finlay et al. The second national tuberculosis prevalence survey in Vietnam. PLoS One. 2020. 15(4), e0232142, doi: 10.1371/journal.pone.0232142.
11. Zhang CY, Zhao F, Xia YY, Yu YL, Shen X, et al. Prevalence and risk factors of active pulmonary tuberculosis among elderly people in China: a population based crosssectional study. Infectious diseases of poverty. 2019. 8(1), 1-3, doi: 10.1186/s40249-019-0515-y.
12. Workneh MH, Bjune GA and Yimer SA. Prevalence and associated factors of tuberculosis and diabetes mellitus comorbidity: a systematic review. PloS one. 2017. 12(4), e0175925, doi:
10.1371/journal.pone.0175925.