NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÂM TRƯƠNG THẤT TRÁI VỚI NỒNG ĐỘ CORTISOL MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

Huỳnh Thị Ngọc Hiền1,, Đoàn Thị Kim Châu2, Nguyễn Ngọc Đài Trang1, Lê Đại Phúc1, Nguyễn Thị Ngọc Hân2
1 Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
2 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cần được phát hiện sớm và rối loạn chức năng tâm trương thất trái là tổn thương cơ tim sớm diễn tiến đến suy tim. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Khảo sát tình hình rối loạn chức năng tâm trương thất trái và một số yếu tố liên quan. 2) Kháo sát nồng độ cortisol máu ở bệnh nhân rối loạn chức năng tâm trương thất trái. 3) Tìm hiểu mối tương quan giữa cortisol máu với rối loạn chức năng tâm trương thất trái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 80 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 được lựa chọn từ 40-70 tuổi, điều trị nội trú tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023. Kết quả: Rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 là 26,3%, độ I chiếm 33,3%, độ II 38,1%, độ III 28,6%. Nhóm có vi đạm niệu có nguy cơ rối loạn chức năng tâm trương thất trái cao hơn khoảng 3,7 lần nhóm bình thường (OR: 3,7, p<0.05). Nồng độ cortisol máu ở BN có rối loạn chức năng tâm trương thất trái cao hơn nhiều (giá trị trung vị là 19,7 so với 8,2), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Hệ số tương quan là 0,48 thể hiện có mối tương quan thuận và chặt chẽ giữa cortisol máu với tỷ số E/e’trên siêu âm (p<0.01). Kết luận: Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có cortisol máu tăng cao có thể nguy cơ rối loạn chức năng tâm trương thất trái và các yếu khác như: vi đạm niệu, thời gian mắc ĐTĐ, tuổi cũng có liên quan đến mức độ nặng của rối loạn chức năng tâm trương thất trái. Nồng độ cortisol máu ở nhóm ĐTĐ típ 2 có rối loạn chức năng tâm trương thất trái cao hơn so với bệnh nhân ĐTĐ típ 2 không có rối loạn chức năng tâm trương thất trái. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kenny, H.C. and Abel, E.D., Heart Failure in Type 2 Diabetes Mellitus. Circ Res, 2019. 124(1):
p. 121-141. Doi: 10.1161/circresaha.118.311371
2. McAllister, D.A., Read, S.H., Kerssens, J., Livingstone, S., McGurnaghan, S., et al., Incidence of Hospitalization for Heart Failure and Case-Fatality Among 3.25 Million People With and
Without Diabetes Mellitus. Circulation, 2018. 138(24): p. 2774-2786. Doi: 10.1161/circulationaha.118.034986
3. Güder, G., Bauersachs, J., Frantz, S., Weismann, D., Allolio, B., et al., Complementary and incremental mortality risk prediction by cortisol and aldosterone in chronic heart failure. Circulation, 2007. 115(13): p. 1754-61. Doi: 10.1161/circulationaha.106.653964
4. American Diabetes Association Professional Practice Committee, 2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes-2022. Diabetes Care, 2022. 45(Suppl 1): p. S17-s38. Doi: 10.2337/dc22-S002
5. Nagueh, S.F., Smiseth, O.A., Appleton, C.P., Byrd, B.F., 3rd, Dokainish, H., et al.,
Recommendations for the Evaluation of Left Ventricular Diastolic Function by Echocardiography: An Update from the American Society of Echocardiography and the
European Association of Cardiovascular Imaging. J Am Soc Echocardiogr, 2016. 29(4): p. 277314. Doi: 10.1016/j.echo.2016.01.011
6. Nguyễn Thu Hiền, Phạm Thanh Tùng, and Khảo sát tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Vietnam Journal of Diabetes Endocrinology (44), 2021. 44: p. 43-48. Doi,
7. Johansson, I., Dahlström, U., Edner, M., Näsman, P., Ryden, L., et al., Type 2 diabetes and heart failure: Characteristics and prognosis in preserved, mid-range and reduced ventricular function. 2018. 15(6): p. 494-503. Doi,
8. Nguyễn Thị Tuyết Hằng and Nguyễn Thị Hậu, Khảo Sát Rối Loạn Chức Năng Tâm Trương
Thất Trái Trên Bệnh Nhân Bệnh Cơ Tim Do Đái Tháo Đường Týp 2. Tạp Chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2013. 17(1): p. 629-630. Doi,
9. Sagara, R., Inoue, T., Sonoda, N., Yano, C., Motoya, M., et al., Association between cortisol and left ventricular diastolic dysfunction in patients with diabetes mellitus. J Diabetes Investig, 2022. 13(2): p. 344-350. Doi: 10.1111/jdi.13653.