NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU GIAI ĐOẠN NĂM 2020 - 2023

Trần Thanh Sang1,, Phùng Ngọc Tám2
1 Bệnh viện Đa khoa Cà Mau
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trên cơ sở phân tích thực trạng nguồn nhân lực y tế Bệnh viện Đa khoa Cà Mau hiện nay như thế nào? Để đảm bảo cho Bệnh viện đa khoa Cà Mau hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân? Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng nguồn nhân lực của Bệnh viện Đa khoa Cà Mau giai đoạn từ năm 2020 đến 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng với phương pháp nghiên cứu định tính. Cỡ mẫu đánh giá số lượng, cơ cấu, trình độ nhân lực: toàn cán bộ viên chức của Bệnh viện Đa khoa Cà Mau từ tháng 05/2022 đến tháng 02/2023. Kết quả: Số lượng nhân lực qua các năm đều thiếu, tỷ số cán bộ y tế/giường bệnh năm 2023 là 1,06 (còn thiếu 167 cán bộ). Nhân lực khối lâm sàng (70,7%), khối cận lâm sàng (15,4%), khối quản lý hành chính (13,9%). Cơ cấu nhân lực theo chức danh chuyên môn được điều chỉnh hợp lý dần qua các năm, tỷ lệ đạt là Dược sỹ đại học/Dược sỹ trung học (1/2,1) theo thông tư 08. Đến năm 2023, nhân lực có trình độ đại học chiếm 31,59%, sau đại học 12,36%, Tiến sỹ hoặc CKII chiếm tỷ lệ 11,86%, Thạc sỹ, CKI chiếm 37,29%. Trình độ lãnh đạo bệnh viện đều đạt chuẩn. Năng lực thực hiện chuyên môn kỹ thuật đạt 80,16%, một số khoa kỹ thuật thực hiện thấp là Tâm thần, Da liễu, Xét nghiệm, Giải phẫu bệnh. Kết luận: Nhân lực y tế thiếu, cơ cấu nhân lực theo bộ phận chuyên môn chưa hợp lý, cơ cấu nhân lực theo chức danh chuyên môn được điều chỉnh hợp lý dần qua các năm. Năng lực, trình độ lãnh đạo bệnh viện đạt chuẩn, Bệnh viện thực hiện chuyên môn kỹ thuật tốt, một số khoa Tâm thần, Da liễu, Xét nghiệm, Giải phẫu bệnh kỹ thuật thực hiện thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Human Resources for Health Strategy: Investing in the Health Workforce for Universal Health Coverag 2030. 2020.
2. Azman Hashim. human resources perspectives in resourcing medical doctors for rural areas, Human Resources for Health, 2021. 9 (2011), 1–14.
3. WHO. Statistical Information System (WHOSIS), Accessed on 09/08/2015, accessed at http://www.who.int/whosis.2015. 2014.
4. Bộ Y tế- Bộ Nội vụ. Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT- BNV. 2007.
5. Hoàng Đình Khiếu. Thực trạng nguồn nhân lực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, Luận án Chuyên khoa II, Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên. 2015.
6. Nguyễn Danh Song. Thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, Luận văn Chuyên khoa II, Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên. 2022.
7. Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau. Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Cà Mau đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, Quyết định số 683/QĐ-UBND. 2018.
8. Bệnh viện đa khoa Cà Mau. Kế hoạch phát triển tổng thể Bệnh viện đa khoa Cà Mau giai đoạn 2020-2025, Quyết định số 39A/QĐ -BV. 2020.
9. Chính Phủ. Quyết định số 648/QĐ-TTg. Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ năm 2021-2030, tầm nhìn năm 2045. Hà Nội, ngày 18-5-2020. 2020.
10. Lương Ngọc Khuê. Thực trạng nguồn nhân lực Bệnh viện Việt nam giai đoạn 2008-2010, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2011. số 15. 209-213.
11. Bộ Chính trị. Công tác Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Nghị quyết số 46-NQ/TW. 2005.
12. Sujata Gupta at.el. Job Satisfaction among Resident Doctors of a Tertiary Care Hospital in South Delhi. 2021, 26(3):151-156. doi: 10.4103/ijoem.ijoem_319_21.