KHẢO SÁT MỨC ĐỘ LO ÂU CỦA SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT NĂM THỨ 4 TRƯỚC KHI THỰC HIỆN KỸ THUẬT TIÊM TÊ CẬN CHÓP TRÊN BỆNH NHÂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM HỌC 2022-2023

Nguyễn Thị Thùy Linh1,, Trương Tấn Lộc1, Trương Hoàn Mỹ1, Nguyễn Văn Kha1, Thái Lê Như1, Trương Nhựt Khuê1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tại Khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, phương pháp huấn luyện tiền lâm sàng về gây tê là sử dụng các mô hình mô phỏng. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn một số hạn chế gây nên nỗi lo lắng nhất định cho sinh viên khi gây tê cận chóp trên bệnh nhân lần đầu tiên. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Đánh giá thực hành đúng tiêm tê cận chóp trên mô hình ở hai nhóm sinh viên Răng Hàm Mặt năm thứ 4, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2023. 2) Khảo sát mức độ lo âu trước khi thực hiện kỹ thuật tiêm tê cận chóp trên bệnh nhân của hai nhóm sinh viên Răng Hàm Mặt năm thứ 4, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, với 40 sinh viên Răng Hàm Mặt năm thứ 4 (khóa 45) đang thực hành Phẫu thuật miệng I tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Các thông tin bao gồm giới tính, kỹ năng thực hành đúng tiêm tê cận chóp trên mô hình và mức độ lo âu của họ trước khi thực hiện trên bệnh nhân được thu thập qua phỏng vấn bằng phiếu khảo sát sau buổi thực hành. Kết quả: Tỉ lệ sinh viên thực hành đúng các tiêu chí tiêm tê cận chóp trên mô hình tương đối cao (97,5% sinh viên thực hiện đúng hơn 5/10 tiêu chí). Sinh viên nữ cảm thấy lo lắng hơn sinh viên nam khi khảo sát ở cả hai trường hợp (20% ở nữ và 2,5% ở nam khi thực hiện kỹ thuật tiêm tê trên mô hình đầu tiên; 42,5% ở nữ và 17% ở nam nếu được thực hiện tiêm tê lần đầu tiên trên bệnh nhân). Kết luận: Kỹ năng thực hành đúng tiêm tê cận chóp trên mô hình ở sinh viên khá tốt tuy nhiên nhiều sinh viên còn lo lắng nếu tiêm trên bệnh nhân. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Plasschaert, A. J. M., Holbrook, W. P., Delap, E., Martinez, C., & Walmsley, A. D. Profile and competences for the European dentist. European Journal of Dental Education. 2005. 9(3), 98107, doi: 10.1111/j.1600-0579.2005.00369.x.
2. Mehran Hossaini. Teaching local anesthesia in dental schools: Opinions about the student- to- student administration model. J Dent Edu. 2011. 75(9), 1263–1269, doi: 10.1002/j.00220337.2011.75.9.tb05171.x.
3. Baart, J. A., & Brand, H. S. Local Anaesthesia in Dentistry. Springer International Publishing. 2017.
4. Decloux, D., & Ouanounou, A. Local anaesthesia in dentistry: a review. International dental journal. 2021. 71(2), 87-95, doi: 10.1111/idj.12615.
5. Etoundi, P. O., & Taguemne, M. E. N. Failure of Locoregional Anaesthesia in Dental Practice: Frequency, Causes and Replacement Strategies. Anesth Pain Res. 2023. 7(1), 1-4, doi:
10.33425/2639-846X. 1071.
6. Nusstein, J. M., Reader, A., & Drum, M. Local anesthesia strategies for the patient with a “hot” tooth. Dental Clinics. 2010. 54(2), 237-247, doi: 10.1016/j.cden.2009.12.003.
7. Lê Đức Lánh. Phẫu thuật miệng Gây tê - Nhổ răng”. Nhà xuất bản Y học. 2016. 1.
8. Jenkins DB, Spackman Gk. A method for teaching the classical inferior alveolar nerve block. Clin Anat. 1995. 8(3), 231–234, doi: 10.1002/ca.980080310.
9. Brand HS, Baart JA, Maas NE, Bachet I. Effect of a training model in local anesthesia teaching. J Dent Edu. 2010. 74(8), 876–879, doi: 10.1002/j.00220337.2010.74.8.tb04944.x.
10. Merino-Parra, J., Madrazo-Meneses, R. E., Komabayashi, T., & Cerda-Cristerna, B. I. Impact of two distinct dental anesthesia simulation models on the perception of learning by students. OdovtosInternational Journal of Dental Sciences. 2020. 22(1), 103-112, doi: 10.15517/IJDS.2019.38481.
11. Manohar, J. K. M., & Kumar, M. P. Anxiety levels of dental students during administration of theri first local anesthetic injection. Drug Invention Today. 2019. 11(11), 2730-2736.