NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA HÌNH ẢNH SIÊU ÂM ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG ĐOẠN NGOÀI SỌ TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Huỳnh Thị Hiền1,2,, Lê Hữu Phước2, Nguyễn Hoàng Anh3, Huỳnh Minh Phú4
1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
4 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hẹp động mạch cảnh đoạn ngoài sọ là một trong những nguyên nhân chính gây nên nhồi máu não. Chụp cắt lớp vi tính mạch cảnh là phương pháp chẩn đoán sớm tình trạng này. Bên cạnh đó, siêu âm cũng được xem là phương pháp không xâm lấn, sẵn có và ít tốn chi phí. Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm hình ảnh siêu âm của mảng xơ vữa tại động mạch cảnh đoạn ngoài sọ và đánh giá tính giá trị của phương pháp này. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của mảng xơ vữa và giá trị của siêu âm so với cắt lớp vi tính mạch cảnh trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh đoạn ngoài sọ trên bệnh nhân nhồi máu não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 67 mảng xơ vữa tại động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ trên bệnh nhân nhồi máu não đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ 8/2022 – 5/2023. Kết quả: Tỷ lệ hẹp trên 70% của động mạch cảnh trong do mảng xơ vữa trên cắt lớp vi tính mạch cảnh và siêu âm tương ứng là 49,3% và 41,8%. Các mảng xơ vữa này tập trung ở thành gần (86,6%) và hơn một nửa có hình ảnh tăng hồi âm (55,2). Về mẫu hồi âm, gần 2/3 mảng xơ vữa cho thấy đồng nhất (64,2%). Hơn nữa, về bề mặt của mảng xơ vữa cho thấy đều với tỷ lệ là 51,2%. Trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh trong, cả hai phương pháp có tính đồng thuận đáng kể, có ý nghĩa thống kê (Kappa=0,67; p<0,05). Kết luận: Phương pháp Siêu âm là kỹ thuật có tính đồng thuận đáng kể và có ý nghĩa thống kê với cắt lớp vi tính mạch cảnh trong chẩn đoán hẹp do mảng xơ vữa tại vị trí động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sacco RL, Kasner SE, Broderick JP, Caplan LR, Connors JJ, Culebras A, et al. An updated definition of stroke for the 21st century: a statement for healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke. 2013;44(7):2064-89. DOI:
10.1161/STR.0b013e318296aeca
2. Kronish IM, Edmondson D, Goldfinger JZ, Fei K, Horowitz CR. Posttraumatic Stress Disorder and Adherence to Medications in Survivors of Strokes and Transient Ischemic Attacks. Stroke.
2012;43(8):2192-7. DOI:10.1161/STROKEAHA.112.655209
3. Caro CC, Costa JD, Da Cruz DMC. Burden and Quality of Life of Family Caregivers of Stroke
Patients. Occup Ther Health Care. 2018;32(2):154-71. DOI: 10.1080/07380577.2018.1449046
4. Guillot FB. Atherothrombosis as a marker for disseminated atherosclerosis and a predictor of further ischaemic events: A review. European Heart Journal Supplements. 1999;1. 5. Nguyễn Phước Bảo Quân. Siêu âm Doppler động mạch cảnh. Nhà xuất bản đại học Huế2012.
6. Xing L, Li R, Zhang S, Li D, Dong B, Zhou H, et al. High Burden of Carotid Atherosclerosis in Rural Northeast China: A Population-Based Study. Frontiers in neurology. 2021;12:597992. DOI: 10.3389/fneur.2021.597992
7. Nguyen AB, Rohatgi A, Garcia CK, Ayers CR, Das SR, Lakoski SG, et al. Interactions between smoking, pulmonary surfactant protein B, and atherosclerosis in the general population: the Dallas Heart Study. Arteriosclerosis, thrombosis, and vascular biology. 2011;31(9):2136-43. DOI: 10.1161/atvbaha.111.228692
8. Alamanda V, Singh S, Lawrence NJ, Chellappan SP. Nicotine-mediated induction of E-selectin in aortic endothelial cells requires Src kinase and E2F1 transcriptional activity. Biochemical and biophysical research communications. 2012;418(1):56-61. DOI: 10.1016/j.bbrc.2011.12.127
9. Sobieszczyk P, Beckman J. Carotid artery disease. Circulation. 2006;114(7):e244-7. DOI: 10.1161/circulationaha.105.542860
10. Polak JF, Person SD, Wei GS, Godreau A, Jacobs DR, Jr., Harrington A, et al. Segment-specific associations of carotid intima-media thickness with cardiovascular risk factors: the Coronary Artery Risk Development in Young Adults (CARDIA) study. Stroke. 2010;41(1):9-15. DOI:
10.1161/strokeaha.109.566596
11. Nagai M, Kario K. Visit-to-visit blood pressure variability, silent cerebral injury, and risk of stroke. American journal of hypertension. 2013;26(12):1369-76. DOI: 10.1093/ajh/hpt167
12. Phạm Minh Thông. Siêu âm Doppler màu trong thăm khám mạch máu tạng và mạch ngoại biên. 2016.