TÌNH HÌNH STRESS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Các nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận trong đại dịch COVID-19 nhiều nhân viên y tế đã gặp các vấn đề về tâm lý. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ stress của nhân viên y tế và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress của nhân viên y tế tại các bệnh viện thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 609 nhân viên y tế hiện đang công tác tại 07 bệnh viện công lập tuyến thành phố trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp cắt ngang mô tả có phân tích, mẫu được chọn theo phương pháp có chủ đích và ngẫu nhiên hệ thống. Kết quả: Tỷ lệ stress của nhân viên y tế tại 7 bệnh viện là 38,3%, trong đó stress mức nhẹ là 8,9%, stress mức vừa là 12,0%, stress mức nặng là 7,7% và stress rất nặng là 9,7%. Kết quả ghi nhận có mối quan hệ giữa tình trạng stress của nhân viên y tế với việc tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19, các nhân viên tham gia ekip điều trị và các nhân viên đã bị nhiễm COVID-19 với p<0,05. Kết luận: Sau khi đại dịch COVID-19 đi qua tình trạng stress của nhân viên y tế tại các bệnh viện tuyến thành phố tại Cần Thơ là khá cao. Điều này cho thấy rằng việc quản lý và giảm thiểu stress cho nhân viên y tế là rất quan trọng sau công tác phòng chống dịch COVID-19.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Stress, nhân viên y tế, hậu COVID-19
Tài liệu tham khảo
2. Song, X., Fu, W., Liu, X., Luo, Z., Wang, R., et al. Mental health status of medical staff in emergency departments during the Coronavirus disease 2019 epidemic in China. Brain Behav Immun. 2020. 88, 60-65, https://doi.org/10.1016/j.bbi.2020.06.002.
3. Zhang, M., Zhang, J., Zhang, F., Zhang, L., Feng, D. . Prevalence of psychological distress and the effects of resilience and perceived social support among Chinese college students: does sex make a difference?. Psychiatry Res. 2018. 267, 409-413, https://doi.org/10.1016/j.psychres.2018.06.038.
4. Nguyễn Thị Thanh Hương, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên. Stress nghề nghiệp và các yếu tố liên quan ở điều dưỡng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2. 2019. https://yhoctphcm.ump.edu.vn/index.php?Content=ChiTietBai&idBai=17570.
5. Bùi Thị Duyên, Đặng Lê Trí. Tình trạng stress nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC năm 2020. Tạp chí Y học cộng đồng. 2021. 64(3), 19-26, https://doi.org/10.52163/yhc.v62i3%20(2021).38.
6. Oulyna Phannavong, Lê Thị Thanh Xuân. Căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế tại bệnh viện tỉnh Xiêng - Khoảng, Lào, năm 2020. Tạp chí y học Việt Nam. 2021. 501(2), 204-207, https://doi.org/10.51298/vmj.v501i2.531.
7. Lâm Ngọc Huyền, Nguyễn Thanh Bình, Lê Thị Diễm Trinh, Vương Văn Quang, Dư Trung Kiên và cộng sự. Stress hậu COVID-19 và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng 2021. Tạp chí y học Việt Nam. 2022. 518(1), 289-294, https://doi.org/10.51298/vmj.v518i1.3373.
8. Bùi Hồng Cẩm, Ngô Thị Thùy Dung. Căng thẳng ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế và Trạm Y tế phường/xã ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 và các yếu tố nghề nghiệp liên quan. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2022. 160(12V2), 282-289, https://doi.org/10.52852/tcncyh.v160i12V2.1286.
9. Lưu Thị Liên. Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019. Khóa luận tốt nghiệp đại học. Trường Đại học quốc gia Hà Nội. 2020. 4.