ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI, VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CÁC THUỐC ESOMEPRAZOL 40MG HOẶC PANTOPRAZOL 40MG Ở BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2022-2023

Nguyễn Trường Phát1,, Kha Hữu Nhân2
1 Trung tâm Y tế huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến nhất trên toàn thế giới và là nguyên nhân đóng góp cao gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi trào ngược dạ dày thực quản; 2) So sánh kết quả điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc esomeprazole 40mg hoặc pantoprazole 40mg. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp điều trị trên 80 bệnh nhân điều trị trào ngược dạ dày thực quản ngoại trú. Kết quả: Có 51,0% là nữ giới, độ tuổi trung bình 50,8 ± 15,1. Dân tộc Kinh chiếm 93,75%, lao động chân tay chiếm 83,75%. Triệu chứng: nóng rát sau xương ức (60,0%), trớ (82,5%), đau bụng (81,25%), buồn nôn (46,25%), nuốt đau (30%). Tổn thương thực quản qua nội soi: LA-A (97,5%), LA-B (2,5%). Kết quả điều trị: Còn triệu chứng nóng rát sau xương ức và trớ ở nhóm dùng esomeprazol lần lượt là 10,0% và 12,5%, nhóm dùng pantoprazol lần lượt là 17,5% và 22,5% với p=0,052. Điểm trung bình GERDQ ở nhóm dùng esomeprazol 5,525 ± 1,01 và ở nhóm dùng pantoprazol là 6,0±1,01 với p=0,252. Tỉ lệ lành thực quản ở nhóm dùng esomeprazol chiếm 87,5%, nhóm dùng Pantoprazol là 80,0%, với p=0,370. Kết luận : Tỉ lệ điều trị GERD thành công ở nhóm dùng thuốc esomeprazol 40mg là 87,5%, nhóm dùng thuốc pantoprazol 40mg 80,0%, sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Quang Cử. Bệnh các cơ quan tiêu hóa. Nhà xuất bản Y học, 2020. 17-31.
2. Da Silva E.D, Nader, et al. Clinical and endoseopie evaluantion of gastroesophagel reflux disease in patients successfully trealed with esomeprazole. Arq Gastroenterol, 2004. 40 (4), 262-267. Doi: 10.1590/s0004-28032003000400012.
3. El-Serg H.B, Winchester C.C, et al. Update on the epidemiology of gastro-oesophagel reflux disease: a systematic review, Gut, 2014. 63 (6), 871-88. Doi: 10.1136/gutjnl-2012-304269.
4. Dent J, Jones R, et al. Developrment of the GERDQ, a tool for the diagnois and management of gastro-oesophagel reflux disease in primary carse, Atiment Pharmacol Ther, 2009. 30 (10), 1030-1038. Doi: 10.1111/j.1365-2036.2009.04142.x
5. Trần Văn Thanh, Mai Thanh Bình. Đánh giá hiệu quả điều trị dexlansoprazole 60mg trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 2021, 16, 8-14.
6. Triệu Thị Bích Hợp, Nguyễn Đức Vượng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và các yếu tố nguy cơ bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Thiện Hạnh, tỉnh Đắc Lắc, Tạp chí y học lâm sàng, 2022. 1, 204-210.
7. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt. Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và đánh giá kết quả điều trị bằng esomeprazole ở bệnh nhân viêm thực quản do trào ngược tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2014 – 2015, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược cần Thơ, Cần Thơ. 2015.
8. Bồ Kim Phương. Nghiên cứu ứng dụng bảng GERD Q trong chẩn đoán và theo dõi đáp ứng điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 2012. Tập 16, 44-48.
9. Mai Hồng Bàng, Vũ Văn Khiêm. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi của bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, Tạp chí Y học thực hành, 2018. tập 542, 33 – 35.
10. Lê Thoại Dung. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và đánh giá kết quả điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc esomeprazole tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ. Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y-Dược Cần Thơ. 2019.