TỶ LỆ TĂNG ACID URIC MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI ĐANG LỌC MÁU ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU

Trần Thị Tố Quyên1,, Nguyễn Như Nghĩa2, Mai Huỳnh Ngọc Tân2
1 Bệnh viện Đa khoa Cà Mau
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nghiên cứu tình hình tăng acid uric (AU), xác định một số yếu tố liên quan giúp đề xuất biện pháp can thiệp làm giảm acid uric máu, giảm các nguy cơ xảy ra biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân suy thận mạn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ, mức độ tăng, nồng độ AU máu và một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng acid uric máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu định kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 211 bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau từ tháng 07/2022 đến 04/2023. Kết quả: 105 bệnh nhân nam và 106 nữ tham gia nghiên cứu, có tuổi trung bình là 49,54±12,82. Có 88,2% bệnh nhân tăng AU máu. Nồng độ AU trung bình là 8,36±1,87mg/dl. Bệnh nhân nữ có tỷ lệ tăng AU cao hơn so với nam giới, p<0,001. Nồng độ acid uric ở nhóm BMI thừa cân/béo phì và BMI bình thường cao hơn nhóm bệnh nhân gầy. Có 96,1% bệnh nhân thường xuyên ăn thực phẩm giàu purin tăng acid uric máu, nồng độ acid uric trung bình là 8,7±1,6mg/dl, cao hơn nhiều so với nhóm ăn không thường xuyên, p<0,001. Bệnh nhân tăng huyết áp có tỷ lệ tăng acid uric cao hơn nhóm không tăng huyết áp, p<0,001. Kết quả phân tích đa biến cho thấy giới tính nữ, thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu purin và tăng huyết áp liên quan độc lập đến sự tăng nồng độ acid uric máu. Kết luận: Bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối có nồng độ AU tăng cao và liên quan đến nhiều yếu tố như giới tính, thói quen ăn uống, tăng huyết áp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Thị Ngọc Ánh, Lê Thị Thúy, Hồ Thị Tuyết Thu, Ngô Thị Tuyết Ngô, Lê Thị Hà My và cộng sự. Nồng độ acid uric máu trên bệnh nhân bị bệnh thận mạn tại bệnh viện C thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 509 (2), 242-246. https://doi.org/10.51298/vmj.v509i2.1837.
2. Lê Hạnh Nguyên, Đỗ Gia Tuyển, Đặng Thị Việt Hà, Nghiêm Trung Dũng, Dương Đức Hạnh, và cộng sự. Đánh giá rối loạn nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 523 (1), 134-139. https://doi.org/10.51298/vmj.v523i1.4428.
3. Juan C. R. and Magdalena M. Uric acid in chronic kidney disease. Contrib Nephrol, Karger. 2018. 135-146. https://doi.org/10.1159/000484288.
4. Farya M., Sarfraz A., Muhammad Y.Y. and Memoona T. Prevalence of Hyperuricemia in thrice weekly hemodialysis patients. Pakistan Journal of Kidney Diseases. 2022. 6 (3), 10-14. https://doi.org/10.53778/pjkd63205.
5. Nguyễn Văn Tuấn. Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Tạp chí y học Việt Nam. 2021. 504 (2), 147-151. https://doi.org/10.51298/vmj.v504i2.929.
6. Mai Huỳnh Ngọc Tân và Nguyễn Như Nghĩa. Nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn chưa lọc máu định kì tại bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2019. 19/2019, 1-8.