NGHIÊN CỨU IN VITRO SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI CÓ VÀ KHÔNG CÓ TẠO MÀNG SINH HỌC (BIOFILM)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hiện Helicobacter pylori (H. pylori) đề kháng các loại kháng sinh sử dụng trong phác đồ điều trị đã đạt đến tỷ lệ báo động trên toàn thế giới. Nhiều yếu tố liên quan đến tính đề kháng kháng sinh và trong số đó có khả năng tạo màng sinh học của vi khuẩn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định in vitro khả năng tạo màng sinh học của H. pylori và tỷ lệ đề kháng kháng sinh của H. pylori có và không có tạo màng sinh học. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các mẫu vi khuẩn H. pylori được lấy từ một nghiên cứu trước đó ở tỉnh Tiền Giang để xác định khả năng tạo màng sinh học theo phương pháp đĩa nuôi cấy mô và xác định tính đề kháng với 3 loại kháng sinh amoxicillin, clarithromycin, levofloxacin theo phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Kết quả: Tỷ lệ H. pylori có và không có tạo màng sinh học lần lượt là 91,5%, 8,5%, trong số các mẫu có tạo màng sinh học thì mức độ tạo màng sinh học yếu, trung bình, mạnh lần lượt là 7,0%, 20,9%, 72,1%. Tỷ lệ H. pylori có tạo màng sinh học đề kháng với amoxicillin, clarithromycin, levofloxacin lần lượt là 97,7%, 95,3%, 2,3%, tỷ lệ H. pylori không tạo màng sinh học đề kháng với amoxicillin, clarithromycin, levofloxacin lần lượt là 75%, 100%, 0%. Sự khác biệt tỷ lệ đề kháng kháng sinh ở hai nhóm này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết luận: Tỷ lệ H. pylori có tạo màng sinh học cao và mức độ tạo màng sinh học mạnh chiếm nhiều. Tỷ lệ H. pylori đề kháng kháng sinh cao. Tuy nhiên không có sự khác biệt tỷ lệ đề kháng kháng sinh giữa nhóm có và không có tạo màng sinh học.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Helicobacter pylori, biofilm, đề kháng kháng sinh, hình thành màng sinh học
Tài liệu tham khảo
2. Savoldi A., Carrara E., Graham D. Y., Conti M., and Tacconelli E. Prevalence of Antibiotic Resistance in Helicobacter pylori: A Systematic Review and Meta analysis in World Health Organization Regions. Gastroenterology. 2018. 155(5), 1372-1382, doi: 10.1053/j.gastro.2018.07.007.
3. Zamani M., Ebrahimtabar F., Zamani V., Miller W. H., Alizadeh-Navaei R., et al. Systematic review with meta-analysis: the worldwide prevalence of Helicobacter pylori infection. Aliment Pharmacol Ther. 2018. 47(7), 868-876, doi: 10.1111/apt.14561.
4. Vu Van Khien, Duong Minh Thang, Tran Minh Hai, Nguyen Quang Duat, Pham Hong Khanh, et al. Management of Antibiotic-Resistant Helicobacter pylori Infection: Perspectives from Vietnam. Gut and Liver. 2019. 13(5), 483-497, doi: 10.5009/gnl18137.
5. Gebreyohannes G., Nyerere A., Bii C., and Sbhatu D. B. Challenges of intervention, treatment, and antibiotic resistance of biofilm-forming microorganisms. Heliyon. 2019. 5(8), 1-7, doi: 10.1016/j.heliyon.2019.e02192.
6. Hou C., Yin F., Wang S., Zhao A., Li Y., et al. Helicobacter pylori Biofilm-Related Drug Resistance and New Developments in Its Anti-Biofilm Agents. Infection and Drug Resistance.
2022. 15, 1561-1571, doi: 10.2147/IDR.S357473.
7. Yonezawa H., Osaki T., Hojo F., and Kamiya S. Effect of Helicobacter pylori biofilm formation on susceptibility to amoxicillin, metronidazole and clarithromycin. Microbial Pathogenesis. 2019. 132 (2019), 100-108, doi: 10.1016/j.micpath.2019.04.030.
8. Fauzia K. A., Miftahussurur M., Syam A. F., Waskito L. A., Doohan D., et al. Biofilm Formation and Antibiotic Resistance Phenotype of Helicobacter pylori Clinical Isolates. Toxins. 2020. 12(473), 1-14, doi: 10.3390/toxins12080473.
9. Trần Nguyễn Anh Huy. Nghiên cứu tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm, loét dạ dày-tá tràng đến khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang. Luận văn cao học, Trường Đại hoc Y Dược Cần Thơ. 2021. 64.