NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CỦA SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT NĂM NHẤT VÀ HAI NĂM CUỐI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022

Trần Hoàng Uyên Anh1,, Nguyễn Long Nguyên1, Huỳnh Trà Mi1, Lê Quốc Bình1, Đỗ Thị Thảo1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kiến thức về sức khỏe răng miệng là điều kiện tiên quyết cơ bản cho hành vi của một cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ kiến thức đúng và thực hành chăm sóc răng miệng của sinh viên Răng Hàm Mặt năm nhất và hai năm cuối Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa vào bộ câu hỏi khảo sát có 3 phần, gồm 24 nội dung trên 120 sinh viên Răng Hàm Mặt năm I, năm V và năm VI Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm học 2021-2022. Kết quả: Đa số sinh viên tham gia nghiên cứu có kiến thức tốt về chăm sóc răng miệng với tỉ lệ câu trả lời đúng là 78,4%. Gần như toàn bộ số sinh viên tham gia nghiên cứu đánh răng ít nhất 2 lần / ngày  ( 96,2% ở sinh viên năm I; 100% ở sinh viên năm V và năm VI). Có sự khác biệt giữa sinh viên năm I và sinh viên 2 năm cuối có ý nghĩa thống kê (p<0,05) trong tần suất sử dụng chỉ nha khoa và tần suất gặp nha sĩ kiểm tra răng miệng. Kết luận: Đa số sinh viên Răng Hàm Mặt có kiến thức và thực hành tốt trong việc chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sinh viên năm nhất và sinh viên hai năm cuối trong một số biện pháp chăm sóc răng miệng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Peres, M.A. et al. Oral diseases: A global public health challenge. Lancet. 2019. 394, 249–260, https://doi.org/10.1016/S0140-6736(19)31146-8.
2. Tadin A., Poljak Guberina R., Domazet J., and Gavic, L. Oral Hygiene Practices and Oral Health Knowledge among Students in Split, Croatia. Healthcare. 2022. 10(2), 10-406, https://doi.org/10.3390/healthcare10020406.
3. Graca S. R., Albuquerque T. S., Luis H. S., Assunção V. A., Malmqvist S. et al. Oral Health Knowledge, Perceptions, and Habits of Adolescents from Portugal, Romania, and Sweden: A Comparative Study. Journal of International Society of Preventive & Community Dentistry. 2019. 9(5), 470-480, https://doi.org/10.4103/jispcd.JISPCD_194_19.
4. Trịnh Thị Tố Quyên. Tình trạng sức khỏe răng miệng, các yếu tố liên quan và hiệu quả chương trình nâng cao sức khỏe răng miệng trên sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sài Gòn năm 2015. Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 2020. 76-77.
5. Trịnh Minh Báu và cộng sự. Một số yếu tố Liên Quan đến thực trạng sâu răng của Sinh Viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020 - 2021. Tạp Chí Nghiên cứu Y học. 2022. 151(3), Tháng Ba 2022, 170-178, https://doi.org/10.52852/tcncyh.v151i3.633.
6. Yao K., Yao Y., Shen X., Lu C., and Guo Q. Assessment of the oral health behavior, knowledge and status among dental and medical undergraduate students: a cross-sectional study. BMC oral health. 2019. 19(1), 26, https://doi.org/10.1186/s12903-019-0716-6.
7. Shah A. H. and ElHaddad S. A. Oral hygiene behavior, smoking, and perceived oral health problems among university students. Journal of International Society of Preventive & Community Dentistry. 2015. 5(4), 327-333, https://doi.org/10.4103/2231-0762.161765.
8. Đỗ Hoàng Việt và cộng sự. Kiến thức, thái độ, thực hành và tình trạng lợi của sinh viên răng hàm mặt trường Đại học Y Hà Nội. Tạp Chí Nghiên cứu Y học. 2022. 151(3), 209-219, https://doi.org/10.52852/tcncyh.v151i3.639.