NGHIÊN CỨU TÍNH AN TOÀN VÀ PHÙ HỢP TRONG SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON Ở BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ ĐIỀU TRỊ DỊCH VỤ TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022- 2023

Nguyễn Hữu Trúc1, Nguyễn Thanh Liêm2, Nguyễn Thị Thu Hiền2, Đặng Duy Khánh2,
1 Trường ĐHYD Cần Thơ
2 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị, xác định thực trạng và đánh giá tính an toàn và phù hợp sử dụng thuốc ức chế bơm proton là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm và đánh giá sự an toàn, phù hợp sử dụng các thuốc nhóm PPI ở bệnh nhân ngoại trú dịch vụ tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 520 đơn thuốc ngoại trú dịch vụ tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được kê đơn thuốc PPI từ tháng 09/2022-04/2023. Đánh giá tính phù hợp căn cứ theo tờ hướng dẫn sử dụng nhà sản xuất, phác đồ điều trị Bộ y tế; xác định tính an toàn dựa vào kết quả tra cứu tương tác thuốc từ 02 công cụ Drugs.com và Medscape.com  Kết quả: Tỷ lệ cao nhất nhóm tuổi được kê đơn thuốc PPI là độ tuổi lao động 18-59 tuổi (63,85%), trong khi nhóm <18 tuổi có tỷ lệ thấp nhất (3,85%). Tỷ lệ nữ cao hơn nam (59,23% và 40,77% tương ứng). Thời gian điều trị thuốc PPI cao nhất là ≥ 14 ngày 78,65%. Esomeprazole là loại thuốc PPI được sử dụng nhiều nhất (46,92%), tiếp theo là Pantoprazole (22,31%), và Lansoprazole có tỷ lệ thấp nhất (0,39%). Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác là 15,96%, đơn thuốc PPI không phù hợp là 8,56%, không an toàn là 15,19%, không phù hợp và không an toàn là 20,77%. Kết luận: Tỷ lệ sử dụng thuốc PPI không phù hợp và không an toàn khá cao. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và chi phí điều trị. Truyền thông và thông tin thuốc cần được tăng cường để đảm bảo hiệu quả điều trị, sử dụng thuốc an toàn và tiết kiệm cho bệnh nhân. Từ khóa: Thuốc ức chế bơm proton (PPI), ngoại trú, trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 

Chi tiết bài viết

Author Biographies

Nguyễn Hữu Trúc, Trường ĐHYD Cần Thơ

 

 

Nguyễn Thanh Liêm, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

 

 

Nguyễn Thị Thu Hiền, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

 

 

Đặng Duy Khánh, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

 

 

Tài liệu tham khảo

1. Patel, D., Bertz, R., Ren, S. et al. A Systematic Review of Gastric Acid-Reducing AgentMediated Drug–Drug Interactions with Orally Administered Medications, Clin Pharmacokinet. 2020. 59, 447–462. https://doi.org/10.1007/s40262-019-00844-3.
2. Ottawa. Canadian Institute for Health Information. Drug Use Among Seniors in Canada. 2016. https://www.cihi.ca/en/drug-use-among-seniors-in-canada.
3. Wedemeyer, RS., Blume, H. Pharmacokinetic Drug Interaction Profiles of Proton Pump Inhibitors: An Update. Drug Saf. 2014. 37. 201–211. https://doi.org/10.1007/s40264-014-0144-0.
4. Susanna M. Wallerstedt et al. Long-term use of proton pump inhibitors and prevalence of disease- and drug-related reasons for gastroprotection - a cross-sectional population-based study. Pharmacoepidemiol Drug Saf. 2017. 26(1), pp.9-16. https://doi.org/10.1002/pds.4135.
5. Nguyễn Hoàng, Tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong kê đơn thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh sóc trăng năm 2020, Trường đại học Y Dược Cần Thơ. 2021. 38.
6. Hoàng Đức Thái, Nguyễn Hồng Ngọc. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Quân y 120 tỉnh Tiền Giang tháng 7/2020. Trường Đại học Tây Đô. 2020. 51-65.
7. Trần Thị Kim Thuẩn, Nguyễn Thị Linh Tuyền , Trần Thị Tuyết Phụng. Nghiên cứu tình hình kê đơn thuốc ức chế bơm proton trong điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế huyện chợ gạo năm 2020. Tạp chí Y Dược học. 2021. 41, 22-23. https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/749.
8. Bùi Đặng Minh Trí, Bùi Đặng Phương Chi, Nguyễn Hồng Ngọc. Tính hợp lý trong sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI). Tạp Chí Y học Cộng đồng. 2021. 62(3), 59-62. https://doi.org/10.52163/yhc.v62i3%20(2021).65
9. Huỳnh Tố Quyên. Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm y tế huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2021. Trường Đại học Tây Đô. 2022. 35-48.
10. Liu, L., Yu, Y., Fan, Q. et al. Impact of proton pump inhibitor management committee’s multifaceted interventions on acid suppressant prescribing patterns in outpatient and emergency departments. BMC Health Serv Res. 2022. 22, 417.
11. Phạm Huỳnh Thanh Trâm. Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton cho bệnh nhân nội trú tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2019-2020. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2020. 33-43.
12. Giannini EG, Crespi M, Djahandideh A, Demarzo MG, Moscatelli A, Bodini G, Furnari M, Marabotto E, Plaz Torres MC, Zentilin P, Savarino V. Appropriateness of proton pump inhibitors treatment in clinical practice: Prospective evaluation in outpatients and perspective assessment of drug optimisation. Dig Liver Dis. 2020 Aug. 52(8). 862-868. https://doi.org/10.1016/j.dld.2020.05.005.
13. Çelik F, Aypak C, Özdemir A, Görpelioğlu S. Inappropriate Prescribing of Proton Pump Inhibitors in Outpatient Clinics. Gastroenterol Nurs. 2021 Mar-Apr 01. 44(2). 84-91. https://doi.org/10.1097/sga.0000000000000500.
14. Nguyễn Thị Thuý. Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả sử dụng hợp lý, an toàn thuốc ức chế bơm proton trên người bệnh nội trú tại Trung tâm Y tế Thị xã Long Mỹ năm 20182019. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2019. 32-45.
15. Liu Y, Zhu X, Li R, Zhang J, Zhang F. Proton pump inhibitor utilisation and potentially inappropriate prescribing analysis: insights from a single-centred retrospective study. BMJ Open. 2020 Nov 26.10(11):e040473. https://doi.org/10.1136/bmjopen-2020-040473