NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ TRÀ HOÀ TAN TỪ CAO CHIẾT NẤM VÂN CHI ĐỎ (Pycnoporus sanguineus) HỖ TRỢ GIẢM CÂN

Phan Quốc Thịnh1, Dương Xuân Chữ1, Trương Khánh Vy1, Châu Thành Duy1, Trần Thanh Thy1, Bùi Thị Ngọc Trinh1, Nguyễn Ngọc Nhã Thảo1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cao chiết nấm Vân Chi Đỏ có tác dụng gây độc đối với tế bào ung thư gan, bảo vệ gan trước tổn thương oxy hóa và hạ lipid máu. Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm bào chế trà hòa tan từ cao chiết nấm Vân Chi Đỏ với tác dụng hỗ trợ giảm béo và đánh giá được các tiêu chuẩn chất lượng của trà hòa tan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao chiết nấm Vân Chi Đỏ được điều chế bằng cách ngâm dầm nấm xay nhuyễn với dung môi là nước cất ở nhiệt độ 80oC trong 7 giờ, lọc lấy dịch chiết, cô quay loại dung môi để thu cao chiết. Phối hợp cao chiết với các tá dược như đường cỏ ngọt, maltodextrin, bột hương dâu và acid citric theo tỷ lệ thích hợp (dựa vào khảo sát đánh giá cảm quan về mùi vị) để thu được trà hòa tan. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của trà tan và định tính, định lượng các nhóm chất có hoạt tính sinh học chính bằng phương pháp hóa học. Kết quả: Kết quả cho thấy công thức phối trộn của sản phẩm trà hòa tan cho điểm đánh giá cảm quan cao nhất với tỷ lệ phối trộn giữa cao nấm Vân Chi Đỏ:đường cỏ ngọt:maltodextrin là 12:30:47. Sản phẩm trà hòa tan từ cao nấm Vân Chi Đỏ đạt tiêu chuẩn chất lượng, các chỉ tiêu phân tích sản phẩm đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép dựa trên các tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng. Kết luận: Đã nghiên cứu thành công công thức bào chế trà hoà tan chứa cao chiết nấm Vân Chi Đỏ đạt tiêu chuẩn cơ sở đã đề ra, trong đó mỗi gram trà chứa 0,117±0.020 mg flavonoid. Điều này mang lại tiềm năng trong việc hỗ trợ giảm cân nặng trên bệnh nhân béo phì.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Klop B., Elte J. W., Cabezas M. C. Dyslipidemia in obesity: mechanisms and potential targets. Nutrients. 2013. 5(4), 1218 - 1240. https://doi.org/10.3390/nu5041218.
2. E. Koch, S. Plassmann. Critical Aspects of Integrated Nonclinica Drug Development: Concepts, Strategies, and Potential Pitfalls. A Comprehensive Guide to Toxicology in Nonclinical Drug Development. 2017. Second Edition. https://doi.org/10.1016/B978-0-12-803620-4.00002-5.
3. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Hồng Đức. 2013.
4. Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam. tập 2. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2012. 222-223.
5. Trần Đức Tường. Luận án tiến sỹ: Nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm hoạt tính sinh học của quả thể nấm Vân Chi Đỏ (Pycnoporus sp.) từ phụ thể phẩm nông nghiệp. Trường đại học Cần Thơ. 2021. 101. https://thuvienso.quochoi.vn/handle/11742/62835.
6. Lê Nguyễn Phương Thu, Trần Khánh Hải, Trần Đức Tường, Dương Xuân Chữ. Nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của cao chiết ethanol quả thể nấm Vân Chi Đỏ (Pycnoporus sanguineus) trên chuột nhắt trắng. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2019. 22-25.
7. Bộ Y Tế. Dược Điển Việt Nam V. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2017.
8. Chang C, Yang M., Wen H. and Chem J. Estimation of flavonoid total content in propolis by two complementary colorimetric methods. Journal of Food and Drug Analisis. 2002. 10(7), 178-182. 9. Trần Đức Tường, Tăng Vân Phó, Dương Xuân Chữ và Bùi Thị Minh Diệu. Tác dụng hạ lipid máu của nấm Vân Chi đỏ (Pycnoporus sanguineus (L.: Fr.) Murr.) trên mô hình gây tăng lipid máu nội sinh bằng tyloxapol ở chuột nhắt trắng. Tạp chí Y học Việt Nam. 2017. 461(2), 186-190.
10. Dowling LP. Aldrete Discharge Scoring: Appropriate for Post Anesthesia Phase I Discharge. Master’s Theses and Capstones. 2015. 14. https://doi.org/10.38103/jcmhch.87.1.
11. Đoàn Thị Trà My. Xây dựng công thức bào chế cốm hòa tan trị ho từ bài thuốc kha tử cam cát thang. TNU Journal of Science and Technology. 2021. 226(14), 214 – 221. https://doi.org/10.34238/tnu-jst.5103.
12. Chatsudthipong, V., Muanprasat, C. Stevioside and related compounds: Therapeutic benefits beyond sweetness. Pharmacology & Therapeutics. 2009. 121. 41-54. https://doi.org/10.1016/j.pharmthera.2008.09.007.