TÌNH HÌNH HIỆU CHỈNH LIỀU KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LONG AN NĂM 2022-2023

Trần Thị Hồng Nga1,, Phạm Thành Suôl2, Nguyễn Phương Nam3, Trần Quốc Trường2
1 Bệnh viện Đa Khoa Long An
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa Long An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Bệnh lý nhiễm trùng xảy ra ở từ 60-80% số bệnh nhân suy thận, việc hiệu chỉnh liều sử dụng kháng sinh là quan trọng và cần thiết để giảm thiểu nguy cơ xảy ra độc tính của thuốc, tối ưu hóa việc trị liệu và chi phí điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Xác định đặc điểm sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân suy thận. 2). Xác định tỉ lệ hiệu chỉnh liều và một số yếu tố liên quan đến việc hiệu chỉnh liều kháng sinh không hợp lý trên bệnh nhân suy thận. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 256 bệnh án có chỉ định kháng sinh ở bệnh nhân suy thận và 28 bác sĩ tại Khoa Phổi Thận - Bệnh viện Đa khoa Long An năm 2022-2023. Kết quả: Nhóm β-lactam có số lượt kê đơn nhiều nhất, chiếm (66,4%). Kế đến là nhóm fluoroquinolon chiếm (24,2%). Amoxicillin + acid clavulanic có số lượt kê đơn nhiều nhất, chiếm (18,2%) và thấp nhất là clarithromycin 0,3%. Tỷ lệ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân hiệu chỉnh liều kháng sinh không hợp lý chung chiếm tỷ lệ 19,1%.Có mối  liên quan tốc độ lọc cầu thận bệnh nhân đến việc hiệu chỉnh liều kháng sinh không hợp lý (p=0,001). Có mối liên quan giữa trình độ chuyên môn của bác sĩ kê đơn với việc hiệu chỉnh liều kháng sinh không hợp lý (p=0,001). Kết luận: Tỷ lệ hồ sơ bệnh án được hiệu chỉnh liều kháng sinh không hợp lý chiếm tỷ lệ khá cao.Kết quả nghiên cứu cho thấy cần theo dõi và tư vấn cho nhân viên y tế về việc hiệu chỉnh liều theo chức năng thận.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chahine B. Antibiotic dosing adjustments in hospitalized patients with chronic kidney disease: a retrospective chart review. Int Urol Nephrol. 2022. 54(1),157-163. doi: 10.1007/s11255-021-02834-6.
2. Lưu Quang Huy. Phân tích việc hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận tại bệnh viện Bạch Mai, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 2018.
3. David N.G, Henry F.C., Michael S.S. The Sanford Guide to Antimicrobial Therapy, 52nd Edition, Antimicrobial Therapy, Inc. 2022.
4. Bộ Y tế. Dược thư quốc gia Việt Nam. NXB Y học. 2022.
5. Fahimi F., Emami S., Farokhi F. R. The rate of antibiotic dosage adjustment in renal dysfunction. Iran J Pharm Res. 2019. 11 (1), 157-161.
6. Saad R, Hallit S, Chahine B. Evaluation of renal drug dosing adjustment in chronic kidney disease patients at two university hospitals in Lebanon. Pharm Pract (Granada). 2019. 17 (1), 1304.
7. Onyango M. A. et al. Determinants of appropriate antibiotic dosing in patients with chronic kidney disease in a Kenyan referral hospital. Afr J Pharmacol Ther. 2018. 3 (1), 19-28.
8. Đào Thị Mai Anh. Khảo sát hiệu quả chỉnh liều kháng sinh trên bệnh nhân bệnh thận mạn đang lọc máu tại bệnh viện Thống Nhất. Luận văn thạc sĩ dược học. Trường Đại học Dược Hà Nội. 2017.
9. Triệu Thị Tuyết Vân. Khảo sát tình hình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân suy thận mạn tính tại khoa thận tiết niệu bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y Dược học lâm sàng 108. 2019.