KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ, TỶ LỆ THIẾU VITAMIN D VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN NỮ MÃN KINH THOÁI HÓA KHỚP GỐI NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Trầm Thanh Thủy1,, Huỳnh Thanh Hiền2
1 Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thoái hóa khớp gối là bệnh lí cơ xương khớp phổ biến nhất trên toàn thế giới và được xếp hạng thứ 13 trong số 310 bệnh gây tàn tật toàn cầu vào năm 2015. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định nồng độ, tỷ lệ thiếu vitamin D và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân nữ mãn kinh thoái hóa khớp gối nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 95 bệnh nhân nữ mãn kinh tự nhiên bị thoái hóa khớp gối nguyên phát đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 7/2022 đến tháng 4/2023. Xét nghiệm nồng độ vitamin D trong huyết thanh được thực hiện trên máy phân tích miễn dịch CobasE411 của hãng Roche, thiếu vitamin D được xác định khi nồng độ 25 (OH) D huyết thanh <50 nmol/L, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân thiếu vitamin D chung là 52,6%, bệnh nhân bị thiếu vitamin D nặng chiếm 22,1%, thiếu vitamin D là 30,5%, bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp ≥10 năm có tỷ lệ thiếu vitamin D là 65,0% cao hơn bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp <10 năm là 43,6%; có mối liên quan giữa tuổi, thời gian mắc bệnh thoái hóa khớp, giai đoạn bệnh thoái hóa khớp, bệnh loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường với tình trạng thiếu vitamin D của bệnh nhân với p<0,05. Kết luận: Tỷ lệ thiếu vitamin D của bệnh nhân thoái hóa khớp gối khá cao. Cần phát hiện sớm bệnh thoái hóa khớp gối và các bệnh lý kèm theo để điều trị kịp thời, góp phần giảm tình trạng thiếu vitamin D ở bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jin X, Antony B, Wang X, Persson MS, McAlindon T, Arden NK, et al. Effect of vitamin D supplementation on pain and physical function in patients with knee osteoarthritis (OA): an OA Trial Bank protocol for a systematic review and individual patient data (IPD) meta-analysis. BMJ Open. 2020 Apr 23;10(4):e035302. doi: 10.1136/bmjopen-2019-035302.
2. Tripathy SK, Gantaguru A, Nanda SN, Velagada S, Srinivasan A, Mangaraj M. Association of vitamin D and knee osteoarthritis in younger individuals. World J Orthop. 2020 Oct 18. 11 (10). 418-425. doi: 10.5312/wjo.v11.i10.418.
3. Altman RD. Classification of disease: osteoarthritis. Semin Arthritis Rheum. 1991 Jun; 20 (6 Suppl 2). 40-47. doi: 10.1016/0049-0172(91)90026-v.
4. Manoy P, Yuktanandana P, Tanavalee A, Anomasiri W, Ngarmukos S, Tanpowpong T, Honsawek S. Vitamin D Supplementation Improves Quality of Life and Physical Performance in Osteoarthritis Patients. Nutrients. 2017 Jul 26. 9 (8). 799. doi: 10.3390/nu9080799.
5. Al-Daghri NM, Al-Saleh Y, Aljohani N, Sulimani R, Al-Othman AM, et al. Vitamin D status correction in Saudi Arabia: an experts' consensus under the auspices of the European Society for Clinical and Economic Aspects of Osteoporosis, Osteoarthritis, and Musculoskeletal Diseases (ESCEO). Arch Osteoporos. 2017 Dec. 12 (1). 1. doi: 10.1007/ s11657-016-0295-y.
6. Bộ Y tế. Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp. Nhà xuất bản Y học. 2016. 124-127.
7. Cosman F, de Beur SJ, LeBoff MS, Lewiecki EM, Tanner B, Randall S, Lindsay R; National Osteoporosis Foundation. Clinician's Guide to Prevention and Treatment of Osteoporosis. Osteoporos Int. 2014 Oct;25(10):2359-81. doi: 10.1007/s00198-014-2794-2.
8. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã. 2019.
9. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2. 2020.
10. Nguyễn Thị Quỳnh. Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng phương pháp sóng ngắn tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên. Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên. 2015.
11. Mai Thị Minh Tâm. Thoái hóa khớp gối và loãng xương thường gặp phụ nữ sau mãn kinh và phối hợp với nhau. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Y Dược. 2017. 33 (2), 101-105.
12. Sandhar S, Smith TO, Toor K, Howe F, Sofat N. Risk factors for pain and functional impairment in people with knee and hip osteoarthritis: a systematic review and meta-analysis. BMJ Open. 2020 Aug 7. 10 (8). e038720. doi: 10.1136/bmjopen-2020-038720.
13. Mihoubi E, Raache R, Amroun H, Azzouz M, Galleze A, et al. Metabolic Imbalance and Vitamin D Deficiency in Type 1 Diabetes in the Algerian Population. Endocr Metab Immune Disord Drug Targets. 2019. 19 (8). 1172-1176. doi: 10.2174/ 1871530319666190529113404.