NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU MẠN CHI DƯỚI BẰNG PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2019-2021

Lê Thành Đạt1,, Liêu Vĩnh Đạt2, Võ Huỳnh Trang2
1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh thiếu máu mạn chi dưới (BTMMCD) thường gặp ở người lớn tuổi, ảnh hưởng đến sự vận động đi lại của bệnh nhân, chất lượng cuộc sống giảm sút và nghiêm trọng hơn có thể gây tàn phế, thậm chí tử vong… Phẫu thuật bắc cầu động mạch có một vai trò quan trọng trong điều trị bệnh lý này. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị BTMMCD bằng phẫu thuật bắc cầu động mạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang, trên 41 trường hợp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ giai đoạn 2019-2021, ghi nhận đặc điểm về giới tính, tuổi, yếu tố nguy cơ, lâm sàng, cận lâm sàng, phương pháp phẫu thuật bắc cầu và đánh giá kết quả điều trị. Kết quả: Có 41 trường hợp, tuổi trung bình là 64,9 ± 13,99 tuổi, tỉ lệ nam/nữ là 9,25. Tăng huyết áp 87,8%, đái tháo đường 43,9%, rối loạn lipid máu 26,8%, hút thuốc lá 90,2%. Hoại tử ngón 31%, đau bàn ngón 69%. Có 63,4% thuộc phân độ III và IV theo Leriche-Fontaine. Chỉ số ABI trung bình trước mổ là 0,102. Phân độ TASC II có 100% đều nằm ở độ C hoặc D. Phẫu thuật cầu nối đùi - khoeo 61%, cầu nối chủ-đùi 17,1%, cầu nối đùi-chày 19,5%, cầu nối nách-đùi 2,4%. Sau phẫu thuật kết quả trung hạn (6,8 ± 6,37 tháng) tốt là 96,9%, chưa đạt là 3,1%, có một trường hợp tắc cầu nối phải đoạn chi. Kết luận: Phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh thiếu máu mạn chi dưới với hiệu quả cao.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đức Công (2011), "Bệnh động mạch ngọai biên từ các yếu tố nguy cơ đến chẩn đóan và điều trị",Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 59 (1), 31-34.
2. Nguyễn Lương Kỷ (2001), Nghiên cứu lâm sàng-cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ bệnh lý viêm tắc động mạch chi dưới, Đại Học Y Dược Huế, Huế.
3. Lê Phi Long (2005), "Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cấu nối điều trị tắc động mạch mạn chi dưới", Y học TP. Hồ Chí Minh, 9 (1), 27-32.
4. Lâm Văn Nút (2020), "Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính dưới gối", Tạp Chí Phẫu thuật Tim mạch Và Lồng ngực Việt Nam, 21 (1), 17-23.
5. Nguyễn Duy Thắng (2018), Kết quả phối hợp phương pháp phẫu thuật phối hợp can thiệp nội mạch một thì trong điều trị thiếu máu mạn chi dưới, Đại học Y Dược Hà Nội, Hà Nội.
6. Nguyễn Thục (2020), "Kết quả điều trị viêm tắc động mạch chi dưới mạn tính ở bệnh nhân có bệnh lý mạch vành tại Bệnh viện Trung ương Huế", Tạp chí phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam, 21 (1), 107-112.
7. Ankle Brachial Index Collaboration (2018), "Ankle brachial index combined with Framingham risk score to predict cardiovascular events and mortality", A meta-analysis JAMA, 300 (1), 197-208.
8. Anton N Sidawy (2018), Rutherford's Vascular Surgery and Endovascular Therapy 9th, Elsevier, USA. Charles Brunicardi (2020), Schwartz’s Principles of Surge, Mc Graw Hill,
Ohio. 10. Elizabeth Selvin TPE (2004), "Prevalence of and Risk Factors for Peripheral Arterial Disease in the United States Results From the National Health and Nutrition Examination Survey", Circulation, 110 (7), 738-743.