NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG TÁI PHÁT SAU PHẪU THUẬT TẠI CẦN THƠ NĂM 2019-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phẫu thuật lại đối với các trường hợp viêm xoang tái phát gặp rất nhiều bất lợi do các mốc giải phẫu bình thường đã thay đổi, niêm mạc xơ dính, dễ chảy máu, gây khó khăn và nhầm lẫn, có thể dẫn đến các tai biến trong lúc mổ, biến chứng sau mổ và không mang lại kết quả tốt trong việc điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, đặc điểm nội soi mũi xoang và CT scan mũi xoang của viêm xoang tái phát sau phẫu thuật; 2. Đánh giá kết quả điều trị viêm xoang tái phát sau phẫu thuật bằng phẫu thuật nội soi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 49 bệnh nhân viêm xoang tái phát sau phẫu thuật. Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả, kết hợp với tiến cứu, can thiệp từng trường hợp. Kết quả: Một số yếu tố liên quan đến viêm xoang tái phát như: viêm mũi dị ứng (81,6%), bệnh trào ngược dạ dày thực quản (67,3%) và không tái khám định kỳ (55,1%). Triệu chứng cơ năng: chảy mũi (100%), nghẹt mũi (91,8%), đau căng – nặng mặt (87,8%) và giảm – mất khứu giác (26,5%). Triệu chứng thực thể qua nội soi: niêm mạc dị ứng (91,8%), tái phát polyp (63,3%), xơ dính (18,4%), quá phát cuốn mũi dưới (12,2%). Kết quả phẫu thuật sau 3 tháng: tỷ lệ cải thiện tốt về triệu chứng cơ năng là 77,6%, về nội soi mũi xoang là 75,5%. Kết luận: Để giảm thiểu tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật mũi xoang cần kết hợp giữa triệu chứng cơ năng, đặc điểm nội soi và hình ảnh trên phim chụp cắt lớp vi tính để xác định chính xác bệnh tích gây bệnh và có kế hoạch phẫu thuật phù hợp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm xoang tái phát, phẫu thuật nội soi chức năng xoang
Tài liệu tham khảo
2. Ngô Ngọc Liễn (2006), Viêm xoang mạn, Giản yếu bệnh học Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.120-128.
3. Nguyễn Tấn Phong, (2014), Phẫu thuật nội soi chức năng xoang, Phẫu thuật Tai Mũi Họng - Đầu Mặt Cổ, Nhà xuất bản Y học, tr.299-464.
4. Đinh Viết Thanh, Lê Thanh Thái (2017), Đánh giá kết quả phẫu thuật bệnh viêm mũi xoang tái phát sau phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang ở người lớn, Tạp chí Y Dược học Trường Đại học Y Dược Huế, 6(6), tr.107-113.
5. Đặng Thanh (2013), “Nghiên cứu ứng dụng phẩu thuật nội soi trong điều trị viêm xoang mạn tính tại Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.
6. Nguyễn Khánh Vân (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả polyp mũi tái phát do viêm mũi xoang và một số yếu tố liên quan, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
7. Hoffmans R., Wagemakers A., Cornelis van Drunen, et al. (2018), "Acute and chronic rhinosinusitis and allergic rhinitis in relation to comorbidity, ethnicity and environment", PLoS One, 13(2) pp.1-14.
8. Jamie R. L., Susan G. (2007), Endoscopic and quality-of-life outcomes after revision endoscopic sinus surgery, Laryngoscope, 117(12), pp.2233-2238.
9. King J.M., Calbarelli D.D. (1994), A review of revision functional endoscopic sinus surgery, Laryngoscope, 104(4), pp.404-408.
10. Philpott C.M., Erskine S., Hopkins C., et al. (2018), Prevalence of asthma, aspirin sensitivity and allergy in chronic rhinosinusitis: data from the UK National Chronic Rhinosinusitis Epidemiology Study, Respiratory Research, 19(1), pp.1-9.