KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT TROCAR TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Kỳ Minh1,, Trần Hiếu Nhân2, Nguyễn Văn Tống2, Phạm Văn Năng2
1 Bệnh viện ĐK Hoàng Tuấn, Sóc Trăng
2 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Từ khi Kurt Semm lần đầu tiên thực hiện cắt ruột thừa qua nội soi ổ bụng vào năm 1981, cắt ruột thừa nội soi với 3 trocar đã dần dần trở thành tiêu chuẩn vàng trong điều trị viêm ruột thừa cấp. Với quan điểm phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, các phẫu thuật viên đã cố gắng giảm số lượng trocar vào bụng để nâng cao giá trị thẩm mỹ, giảm đau, giảm biến chứng sau mổ, giảm thời gian nằm viện sau mổ. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi một trocar trong điều trị viêm ruột thừa cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu tiền cứu, không nhóm chứng. Đối tượng là những bệnh nhân trên 15 tuổi bị viêm ruột thừa cấp chưa biến chứng, có ASA I hoặc ASA II, được phẫu thuật nội soi một trocar tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu có 36 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh. Tỉ lệ nữ/ nam: 1,7, độ tuổi trung bình là: 35,3 ± 14,7 tuổi, thực hiện thành công 35 trường hợp (97,2%) và 1 trường hợp phải thêm 2 trocar (2,8 %). Có 2 trường hợp nhiễm trùng vết mổ (5,6%) và 2 trường hợp này là viêm ruột thừa hoại tử. Thời gian nằm viện dài nhất là 5 ngày và ngắn nhất là 2 ngày, trung bình: 3,4 ± 0,7 ngày. 100% hài lòng về sẹo mổ. Kết luận: Phẫu thuật nội soi 1 trocar cắt ruột thừa viêm là an toàn và có tính thẩm mỹ cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Hiếu Nhân, Nguyễn văn Tống (2012), “Nghiên cứu phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa một trocar tại bệnh viện Đa khoa Thành Phố Cần Thơ”, Đề tài nghiên cứu cấp trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Phạm Minh Đức (2017), “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấp”, Luận án tiến sỹ y học trường Đại học Y Dược Huế.
3. Bhattacharya K, (2007). Kurt Semm: A laparoscopic crusader. J Minim Access Surg, 3(1), 35-36.
4. Cesare Ruffolo, Alain Fiorot, Giulia Pagura, Michele Antoniutti, Marco Massani, (2013). Acute appendicitis: What is the gold standard of treatment?. World J Gastroenterol, 19(47), 8799–8807.
5. Pitchaimuthu M, (2012). Laparoscopic Appendicectomy, Appendicitis - A Collection of Essays from Around the World. InTech, 189-200
6. Baik S.M., Hong K.S., Kim Y, (2013). A comparison of transumbilical single-port laparoscopic appendectomy and conventional three-port laparoscopic appendectomy: from the diagnosis to the hospital cost. J Korean Surg Soc, 85, 68-74.
7. Kang B.H., Yoon K.C., Jung S.W., Lee G.R., Lee H.S, (2016). Feasibility of single-incision laparoscopic appendectomy in a small hospital. Ann Surg Treat Res, 91(2), 74-79