NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN MỨC ĐỘ NẶNG CỦA RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TRẺ EM TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2021

Hồ Thị Thu Trang1,, Dương Phúc Lam2
1 Trung tâm Y tế Giang Thành
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tỷ lệ trẻ có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ có chiều hướng gia tăng trong vài năm gần đây. Trong nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000-2007 cho thấy: số trẻ tự kỷ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với năm 2000; số trẻ rối loạn tự kỷ đến điều trị năm 2007 tăng gấp 33 lần so với năm 2000. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các mức độ và các biểu hiện đặc trưng, cũng như tìm hiểu một số yếu tố liên quan mức độ nặng của rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em tại các trường mầm non và các trung tâm giáo dục đặc biệt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 304 trẻ em đã được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ và đang can thiệp tại các trường mầm non, các trung tâm giáo dục đặc biệt thuộc quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2020-2021, Kết quả: Có 53,3% trẻ có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ mức độ nặng; 86,5% trẻ khiếm khuyết chất lượng quan hệ xã hội; 87,5% trẻ có khiếm khuyết chất lượng giao tiếp; 85,2% trẻ có khiếm khuyết hành vi bất thường; có mối liên quan giữa thời gian ngủ của trẻ, thời gian gia đình dành cho trẻ, thời gian sử dụng công nghệ của trẻ với mức độ nặng của trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Kết luận: Tỷ lệ trẻ rối loạn phổ tự kỷ nặng chiếm khá cao, biểu hiện đặc trưng chiếm đa số là biểu hiện khiếm khuyết chất lượng giao tiếp, có nhiều yếu tố liên quan đến mức độ rối loạn phổ tự kỷ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Quang Dũng, Nguyễn Thu Thủy, Đỗ Mạnh Hùng (2017), Đánh giá khiếm khuyết về ngôn ngữ - giao tiếp ở trẻ chậm phát triển tinh thần theo thang điểm AGES và ASQ. Tạp chí nghiên cứu và thực hành nhi khoa, số 2, tr. 86-90.
2. Trịnh Quang Dũng (2019), phát hiện sớm và can thiệp sớm trẻ tự kỷ ở việt nam, Bài giảng Nhi BV Nhi trung ương, 2019.
3. Nguyễn Thị Hương Giang (2010), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng của trẻ tự kỷ từ 18 tháng đến 36 tháng tuổi, tại bệnh viện Nhi Trung ương, Tạp chí Y học Việt Nam, số đặc biệt (397), tr. 254-261.
4. Phạm Trung Kiên, Lê Thị Kim Dung, Đào Văn Dũng, Phan Thị Yến (2014), Nghiên cứu tỉ lệ hiện mắc tự kỷ ở trẻ em tỉnh Thái Nguyên, Đề tài nghiên cứu cấp quốc gia năm 2014, tr.1-9.
5. Thành Ngọc Minh, Mai Thị Xuân Thu, Nguyễn Mai Hương, Nguyễn Thị Hồng Thúy (2018), Đặc điểm những rối loạn điều hòa cảm giác ở trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Tạp chí nghiên cứu và thực hành nhi khoa, số 4, tr. 62-69.
6. Nguyễn Thị Thanh (2014), Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ 3 - 4 tuổi, Luận án tiến sĩ khoa hoc giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
7. Trần Thiện Thắng (2019), Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại Bệnh viện Tâm thần Cần Thơ năm 2018-2019, Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp trường, Đại học Y dược Cần Thơ.
8. Anne Case and Christina Paxson (2021), Parental Behavior And Child Health coverage by itself may not influence some of the health-related family behavior that affects children’s health, health affairs, 21(2), pp.164-178.
9. Karen Pierce (2011), Detecting, Studying, and Treating Autism Early: The One-Year Well-Baby Check-Up Approach, Published in final edited form as: J Pediatr, 2011 September, 159(3), pp. 458 - 465.
10. Jon Baio (2018), Prevalence of Autism Spectrum Disorder Among Children Aged 8 Years (2018) - Autism and Developmental Disabilities Monitoring Network, 11 Sites, United States, 2014. National Center on Birth Defects and Developmental Disabilities, CDC 2018.