XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI RUTIN VÀ LUTEOLIN TRONG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TRÀ HÒA TAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC-PDA

Nguyễn Ngọc Trân1,, Nguyễn Thị Ngọc Vân2, Dương Tuyết Ngân2, Lê Thị Cẩm Thúy3, Dương Ngọc Châu3
1 Công ty cổ phần Dược Minh Hải
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 TT Kiểm Nghiệm Thuốc, Mỹ Phẩm, Thực Phẩm TP. Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay nước ta đã sản xuất và lưu hành nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng từ cao hoa hòe, cao hoa cúc có chứa rutin và luteolin. Các sản phẩm này có tác dụng bảo vệ thành mạch máu, tăng sức bền mao mạch, chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư…được bán rộng rãi ở các nhà thuốc, siêu thị. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng quy trình định lượng đồng thời rutin và luteolin có trong thực phẩm chức năng trà hòa tan bằng phương pháp HPLC-PDA. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trà hòa tan chứa cao hoa hòe 6% và cao hoa cúc 4% được xây dựng quy trình định lượng rutin, luteolin và thẩm định quy trình phân tích theo hướng dẫn của AOAC. Kết quả: Điều kiện sắc ký cột Water C18 (250mm x 4,6mm;5µm), đầu dò PDA ở bước sóng 350nm, chương trình gradient với methanol - dung dịch acid formic 0,1% (45: 55, v/v). Phương pháp có khoảng tuyến tính của rutin từ 0,44µg/ml-442,5µg/mL; luteolin từ 0,48µg/mL-191,16µg/mL. Giới hạn phát hiện 0,1µg/mL, giới hạn định lượng 0,33µg/mL; Độ thu hồi của rutin từ 92,44%-99,68%, của luteolin từ 91,63%-94,91%, độ chính xác của phương pháp từ 2,58%-3,44%. Lượng rutin khoảng 0,10mg/g và luteolin là 0,04mcg/g. Kết luận: Phương pháp này được chứng minh là phù hợp để xác định đồng thời rutin và luteolin trong thực phẩm chức năng trà hòa tan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2019), “Xác định hàm lượng rutin trong một số cao dược liệu hoa hòe được sử dụng làm nguyên liệu trong các chế phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng phương pháp HPLC-UV”, Tạp chí kiểm nghiệm và an toàn thực phẩm, số 3, tr.51-55.
2. Lê Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Thịnh, Lê Thị Loan, Trần Minh Ngọc (2017), “Xây dựng phương pháp định tính, định lượng luteolin trong vỏ quả của cây lạc bằng HPLC”, Tạp chí dược liệu, tập 22, số 2, tr.83-86.
3. AOAC International (2012), “Appendix K: Guidelines for Single Laboratory Validation of Chemical Methods for Dietary Supplements and Botanicals”, AOAC Official Methods of Analysis, pp.1-14.
4. Khuluk RH, Yunita A, Rohaeti E, Syafitri UD, Linda R, Lim LW, Takeuchi T, Rafi M (2021), "An HPLC-DAD Method to Quantify Flavonoids in Sonchus arvensis and Able to Classify the Plant Parts and Their Geographical Area through Principal Component Analysis", Separations, 8 (2), pp.12.
5. Marzanna Kurzawa et al. (2010), “Determination of quercetin and rutin in selected herbs and pharmaceutical preparations”, Analytical Letters, 43(6), pp.993-1002.
6. Patil V, Angadi S, Devdhe S, Wakte P (2015), “Recent progress in simultaneous estimation of rutin, quercetin and liquiritin in Cocculus hirsutus by HPTLC”, Research Journal of Pharmacognosy, 2(4), pp.49-55.
7. Wang Y, Li S, Han D, Meng K, Wang M, Zhao C (2015), “Simultaneous Determination of Rutin, luteolin, quercerin and betulinic acid in the extract of Disporopsis pernyi (Hua) Diels by UPLC”, Journal of Analytical Methods in Chemistry, 2015,130873.
8. Wu H, Chen M, Fan Y, Elsebaei F, Zhu Y (2012), “Determination of rutin and quercetin in Chinese herbal medicine by ionic liquid-based pressurized liquid extraction-liquid chromatography-chemiluminescence detection”. Talanta, 88, 222-9.