ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN GÂY ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2020

Ngô Trần Ái Linh1,, Nguyễn Thị Linh Tuyền2, Trần Hoàng Lâm3, Võ Thị Yến Nhi1
1 Cao đẳng Y tế Kiên Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Trường Đại học Kiên Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dễ dẫn đến nhập viện và tử vong, nguyên nhân do nhiễm trùng 70-80%. Việc đánh giá vi sinh giúp lựa chọn đúng kháng sinh trong điều tri bệnh là rất quan trọng và có ý nghĩa lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm tác nhân vi khuẩn gây đợt cấp trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2020. 2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến nhiễm một số chủng vi khuẩn gây bệnh phổ biến. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 400 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân mắc đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện điều trị tại khoa Nội hô hấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2020. Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS. Kết quả: Vi khuẩn gram âm 79,71%. Vi khuẩn thường gặp là Klebsiella ssp. (27,54%) kháng cao với cephalosporin; chủng Pseudomonas ssp. (20,29%) kháng cao với gentamycin và nhóm carbapenem; Acinetobacter baumannii (17,39%) kháng với ciprofloxacin và nhóm cephalosporin. Vi khuẩn gram dương có Streptococcus pneumonia (11,59%) kháng cao với nhóm betalactam.Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ nhiễm khuẩn là bệnh nhân không hút thuốc sẽ giảm nguy cơ nhiễm chủng Klebsiella spp. (OR =0,02, p = 0,016 ). Nguy cơ nhiễm chủng Pseudomonas spp. giảm khi không mắc kèm bệnh tăng huyết áp (OR = 0,067, p = 0,040), đái tháo đường týp 2 (OR = 0,11, p = 0,011), bệnh lao phổi cũ (OR = 0,11, p = 0,003). Kết luận: Nhiễm khuẩn trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, vi khuẩn gram âm chiếm đa số. Vi khuẩn thường gặp là Klebsiella ssp., Pseudomonas ssp.,  Streptococcus ssp., Acinetobacter baumannii. Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ nhiễm khuẩn như  hút thuốc, mắc kèm bệnh lao phổi cũ, tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Tiến Dũng (2016), “Vi khuẩn gây đợt kịch phát COPD nhiễm khuẩn nhập viện”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, Vol 2(20), tr.259-262.
2. Nguyễn Văn Đồng (2020), “Kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại bệnh viện phổi Hưng Yên”, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp 1, Đại học Dược Hà Nội.
3. Nguyễn Phú Hương Lan (2010), “Khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter và Pseudomonas phân lập tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới”, thời sự Y học, số 68, tr.9, 3/2012.
4. Trần Văn Ngọc và cộng sự (2017), “Khảo sát đặc điểm kháng thuốc của pseudomonas aeruginosa và acinetobacter baumannii gây viêm phổi bệnh viện”, thời sự Y học, tr.64, 3/2012
5. Phạm Hồng Nhung và cộng sự (2013), “Mức độ nhạy cảm của kháng sinh với các trực khuẩn gram âm phân lập tại khoa điều trị bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 109 (4), tr.1-8.
6. Phạm Hùng Vân và Nhóm nghiên cứu Midas (2010), “Nghiên cứu đa trung tâm về tình hình đề kháng kháng sinh của trực trùng Gram âm dễ mọc kết quả trên 16 bệnh viện tại Việt Nam”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14 (số 2).
7. Aydemir Y.,et al. (2014), “Relationship between the GOLD combined COPD assessment staging system and bacterial isolation”, Int J Chron Obstruct Pulmon Dis, 9, pp.1045-51
8. Borja G. Cosio, Alvar Agusti (2016) “Update in chronic obtructive pulmonary disease 2015”. Am J Respir Crit Care Med., Vol 181, pp.655-660
9. Corbi G, Bianco A, Turchiarelli V, et al. “Potential mechanisms linking atheroscle-rosis and increased cardiovascular risk in COPD: focus on sirtuins”. Int J Mol Sci 2013;14:12696-713
10. Engler K, et al (2012) “Colonisation with Pseudomonas aeruginosa and antibiotic resistance patterns in COPD patients”. Swiss Med Wkly, 142, pp.1-9.
11. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (2020), Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive pulmonary disease: 2020 report.
12. Lin S. and et al. (2007), “Sputum bacteriology in hospitalized patients with acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease in Taiwan with an emphasis on Klebsiella pneumoniae and Pseudomonas aeruginosa”, Respirology, 12, pp.81-87.
13. Melissa Lipari (2018), “Adherence to GOLD Guidelines in the Inpatient COPD Population”, Journal of Pharmacy Practice 2018, Vol. 31(1) pp.29-33.
14. Miller J, Edwards LD, Agustí A, et al. “Comorbidity, systemic inflammation and outcomes in the ECLIPSE cohort”. Respir Med 2013;107:13, pp.76-84.
15. Phu VD, Wertheim HFL and et al. (2016), “Burden of Hospital Acquired Infections and Antimicrobial Use in Vietnamese Adult Intensive Care Units”, PLoS ONE 11(1): e0147544.