NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĂN CHAY VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĂN CHAY TẠI XÃ ĐÔNG THÀNH, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2020

Nguyễn Tấn Tài1,, Huỳnh Thị Sóc Ken1, Nguyễn Thị Kim Nương1, Lê Đình Bảo1, Hồ Gia Hảo1, Lê Thành Tài1, Trương Thành Nam1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

          Đặt vấn đề: Ăn chay là một xu hướng phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ các loại hình ăn chay và các yếu tố liên quan đến ăn chay tại xã Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 419 người trưởng thành. Thu thập thông tin qua phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn có cấu trúc. Kết quả: Tỷ lệ ăn chay là 57,5%, trong đó có 10% ăn chay trường; 47,5% ăn chay kỳ. Trường phái thuần chay chiếm 89,3%. Lý do ăn chay phổ biến nhất là vì tôn giáo, tín ngưỡng (39,27%). Tỷ lệ ăn chay cao hơn có ý nghĩa thống kê ở các nhóm đối tượng: Giới tính nữ; người dân > 60 tuổi; học vấn: mù chữ, tiểu học và Trung học cơ sở; dân tộc Kinh; có tôn giáo; có người thân trong gia đình cùng ăn chay; không mắc bệnh mạn tính. Kết luận: Tỷ lệ ăn chay chung là 57,5%, trong đó 10% ăn chay trường, 47,5% ăn chay kỳ. Trường phái thuần chay chiếm 89,3%. Tỷ lệ ăn chay khác nhau về giới tính, nhóm tuổi, học vấn, dân tộc, tôn giáo, có người trong gia đình cùng ăn chay và mắc bệnh mạn tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng cục thống kê (2019), Kết quả tổng điều tra dân số năm 2019.
2. Thích Hạnh Bình (2004), Tìm hiểu Phật giáo Nguyên thủy, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội, trang 134 -140.
3. Spencer Colin (1996), The Heretic's Feast: A History of Vegetarianism, Fourth Estate Classic House. London, pp. 33–68, 69–84.
4. Wan Ying Gan (2018). Comparing the Nutritional Status of Vegetarians and non-vegetarians from a Buddhist Organisation in Kuala Lumpur, Malaysia. Malaysian Journal of Nutrition, 24(1): pp.89-101.
5. Raluca Andreea Ion (2007). Reasons Why People Turn to Vegetarian Diet. Economics of Agriculture, vol 54(3), pp. 353-358.
6. Claus Leitzmann (2014). Vegetarian: past, present, future. The American Journal of Clinical Nutrition, 100(1), pp.496-502.
7. Lap Tai Le, Joan Sabates, (2013). Beyond meatless, the Health Effects of Vegan Diets: Findings from the Adventist Cohorts. Nutrients, 6(6), pp.2131-2147.
8. Frank Newport (2013). In US, 5% Consider Themselves Vegetarians. Gallup Inc. http://www.gallup.com/poll/156215/consider-themselves-vegetarians.aspx, on 15 November 2020.
9. Yogendra Yadav, Sanjay Kumar Yadav (2006). The food habits of a nation. The Hindu. http://www.thehindu.com/todays-paper/the-food-habits-of-a-nation/article3089973.ece, On 20 November 2020.