KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT PHỐI HỢP NỘI SOI MẬT - TỤY NGƯỢC DÒNG 1 THÌ ĐIỀU TRỊ SỎI TÚI MẬT VÀ SỎI ỐNG MẬT CHỦ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sỏi mật là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Sự phối hợp kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng sau đó cắt túi bằng phẫu thuật nội soi được đề cập nhiều trong y văn do có nhiều ưu điểm mang lại và cũng là sự phối hợp được ưa chuộng hiện nay để điều trị cùng lúc sỏi ống mật chủ và sỏi túi mật. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị của phẫu thuật nội soi cắt túi mật kết hợp nội soi mật tụy ngược dòng 1 thì trong điều trị sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 20 trường hợp có sỏi túi mật kèm sỏi ống mật chủ được tiến hành đồng thời nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi ống mật chủ và phẫu thuật nội soi cắt túi mật từ 01/01/2020 đến 30/9/2020. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 7/13, tuổi trung bình 50,10 ± 13,97, thời gian thủ thuật ERCP trung bình là 38,85 ± 25,33 phút, thời gian phẫu thuật nội soi cắt túi mật là 78,95 ± 30,03 phút. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 6,95 ± 4,5 ngày, tỷ lệ thành công là 95% với tỷ lệ sạch sỏi là 100%, chi phí điều trị trung bình là 14,87 ± 6,68 triệu VNĐ. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt túi mật phối hợp nội soi mật tụy ngược dòng trong cùng một thì là an toàn, hiệu quả, tỷ lệ thành công cao và tỷ lệ biến chứng rất thấp, với chi phí điều trị hợp lý.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nội soi mật tụy ngược dòng, phẫu thuật nội soi cắt túi mật, sỏi đường mật
Tài liệu tham khảo
2. Kiều Văn Tuấn, Trần Hữu Vinh (2013), Nhiễm trùng đường mật do sỏi bằng phương pháp lấy sỏi và dẫn lưu đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng, Tạp chí Y học thực hành, số 893, tr. 147-151.
3. Phạm Trung Vỹ (2018), Sỏi túi mật kèm sỏi ống mật chủ, nên cắt túi mật nội soi ngay sau mật tụy ngược dòng không?, Tạp chí Y dược học trường Đại học Y dược Huế, số 6, tr. 100-104.
4. Aldo Bove (2017), Single-stage procedure for the treatment of cholecysto- choledocolithiasis: a surgical procedures review, Therapeutics and Clinical Risk Management, 14, pp.305-312.
5. Bahtiyar Muhammedoglu (2019), Single-stage treatment with ERCP and laparoscopic cholecystectomy versus two-stage treatment with ERCP followed by laparoscopic cholecystectomy within six to eight weeks: a retrospective study, Turk J Surg, 35(3), pp. 178-184.
6. Jin Feng Zang (2013), Endoscopic retrograde cholangiopancreatography and laparoscopic cholecystectomy during the same session: Feasibility and safety, World J Gastroenterol, 19(36), pp. 6093-6097.
7. John Baillie (2016), Same-day laparoscopic cholecystectomy and ERCP for choledocholithiasis, Gastrointestinal endoscopy, 84(4), pp. 646-648.
8. Maris Jones (2012), ERCP and laparoscopic cholecystectomy in a combined (one-step) procedure: a random comparison to the standard (two-step) procedure, Surg Endosc, 27, pp. 1907-1912.
9. Mohamed A.F Salimah (2016), Comparison of one-stage endoscopic retrograde cholangiopancreatography and cholecystectomy versus two-stage endoscopic retrograde cholangiopancreatography and cholecystectomy for treatment of cholelithiasis with Choledocholithiasis, The Egyptian Journal of Surgery, 35, tr. 398-402.
10. Reema Mallick (2016), Single-session laparoscopic cholecystectomy and ERCP: a valid option for the management of choledocholithiasis, Gastrointestinal endoscopy, 84(4), tr. 639-645
11. Wei Liu (2014), A modified technique reduced operative time of laparoendoscopic rendezvous endoscopic retrograde cholangiopancreatography combined with laparoscopic cholecystectomy for concomitant gallstone andcommon bile ductal stone, Gastroenterology Research and Practice, Vol. 2014, pp. 1-6.