KẾT QUẢ DỰ PHÒNG HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI BẰNG ENOXAPARIN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP

Nguyễn Khánh Duy1,, Lê Duy Long2, Nguyễn Thị Diễm2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là một biến chứng nghiêm trọng ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, chỉ 20%-40% bệnh nhân có xuất hiện triệu chứng. Do đó, mong muốn nghiên cứu này đánh giá giữa lợi ích và nguy cơ để dự phòng sớm của bệnh lý này. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nguy cơ và đánh giá kết quả dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới bằng thuốc kháng đông enoxaparin. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và theo dõi dọc. 58 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Kết quả: Kết quả điểm Wells trung bình 2,14±0,35. Trong các tiêu chí HKTMS theo thang điểm Wells có 100% bệnh nhân bị liệt, yếu cơ và bất động tại giường >3 ngày; 4 trường hợp phù chân chiếm 6,9%; 1 trường hợp tĩnh mạch nông bàng hệ chiếm 1,7%; 3 trường hợp đã bị HKTMS chiếm 5,2%. Tỉ lệ xuất huyết não trong nghiên cứu 1,7% ở nhóm bệnh nhân có sử dụng kèm thuốc clopidogrel, xuất huyết mức độ trung bình là chảy máu đường thở và xuất huyết tiêu hóa 3,4% ở nhóm bệnh nhân có kèm aspirin. Tỉ lệ xuất huyết dưới da nhẹ chiếm 3,4% cũng nằm ở nhóm có sử dụng aspirin. Giảm tiểu cầu >50% sau điều trị có mức độ giảm không ý nghĩa thống kê. Kết quả siêu âm lần 2 là 100% không bị HKTMS. Kết luận: Việc sử dụng enoxaparin có hiệu quả 100% khi điều trị dự phòng HKTMS chi dưới ở bệnh nhân có nguy cơ trung bình. Nguy cơ xuất huyết tăng lên khi có kèm sử dụng clopidogrel hay aspirin.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1.Nguyễn Trung Hiếu (2010), Khảo sát tỷ lệ mới mắc huyết khối tĩnh mạch chi dưới trên bệnh nhân nhồi máu não. Tim mạch học, (4), tr. 15-18.
2. Đặng Vạn Phước (2010), Tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu chưa có triệu chứng trên bệnh nhân nội khoa cấp tính. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 14 (2), tr. 170-178.
3. Đặng Vạn Phước (2010), Đánh giá vai trò của D - dimer trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 14 (2), tr. 178-184.
4. Mai Đức Thảo (2019), Nghiên cứu nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới lần đầu và kết quả dự phòng bằng heparin trọng lượng phân tử thấp ở bệnh nhân hồi sức cấp cứu, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Trí (2010), Khảo sát Huyết khối tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân nhồi máu não. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 14 (1), tr. 108-112.
6. Phạm Anh Tuấn (2010), Khảo sát Huyết khối tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống Độc Bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 14 (4), tr. 46-50.
7. R. Alikhan, A. T. Cohen, S. Combe, et al (2004), Risk factors for venous thromboembolism in hospitalized patients with acute medical illness: Analysis of the medenox study, Archives of Internal Medicine, 164 (9), pp. 963-968.
8. A. T. Cohen, B. L. Davidson, A. S. Gallus, et al (2006), Efficacy and safety of fondaparinux for the prevention of venous thromboembolism in older acute medical patients: randomised placebo controlled trial, BMJ, 332 (7537), pp. 325-329.
9. F. Fraisse, L. Holzapfel, Couland J M, et al (2000), Nadroparin in the prevention of deep vein thrombosis in acute decompensated COPD. The Association of Non-University Affiliated Intensive Care Specialist Physicians of France, Am J Respir Crit Care Med, 161 (4 Pt 1), pp. 1109- 1114.
10. Miri M, Goharani R, & Sistanizad M (2017), Deep vein thrombosis among intensive care unit patients an epidemiologic study, Emergency, 5 (1):e13, pp. 1-5.
11. H. Lawall, R. Oberacker, Zemmrich C, et al (2014), Prevalence of deep vein thrombosis in acutely admitted ambulatory non-surgical intensive care unit patients, BMC Res Notes, 7, pp. 4315.
12. A. Leizorovicz, A. T. Cohen, A. G. Turpie, et al (2004), Randomized, placebo-controlled trial of dalteparin for the prevention of venous thromboembolism in acutely ill medical patients, Circulation, 110 (7), pp. 874-879.
13. M. M. Samama, A. T. Cohen, J. Y. Darmon, et al (1999), A comparison of enoxaparin with placebo for the prevention of venous thromboembolism in acutely ill medical patients. Prophylaxis in Medical Patients with Enoxaparin Study Group, N Engl J Med, 341 (11), pp. 793- 800.
14. P. M. Sathe, U. D. Patwa (2014), D Dimer in acute care, Int J Crit Illn Inj Sci, 4 (3), pp. 229-232.