HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA TÊ TỦY SỐNG PHỐI HỢP VỚI TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG NGƯỜI BỆNH TỰ KIỂM SOÁT TRONG VÀ SAU MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Huỳnh Công Tâm1, Trần Quốc Duy1,, Nguyễn Minh Hoàng1, Bùi Thị Minh Thư1
1 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kỹ thuật gây tê tủy sống – ngoài màng cứng phối hợp ra đời đã tận dụng và phát huy những ưu điểm của phương pháp gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng. Gây tê tủy sống có thời gian tác dụng nhanh, có thể phẫu thuật sớm và gây tê ngoài màng cứng có thể hỗ trợ kéo dài vô cảm khi cần. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả giảm đau của tê tủy sống phối hợp với tê ngoài màng cứng người bệnh tự kiểm soát trong và sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 42 sản phụ có chỉ định mổ lấy thai tại khoa Phẫu thuật gây mê - Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ từ tháng 03/2021 đến 10/2021. Kết quả: Hiệu quả giảm đau trong mổ tốt chiếm tỷ lệ 88,1%, trung bình chiếm 11,9%. Hiệu quả giảm đau sau mổ tốt, 100% trường hợp có thang điểm đau < 3 điểm, ít làm thay đổi huyết động và hô hấp. Liều lượng thuốc tê và thuốc á phiện đã sử dụng không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, không có trường hợp nào Apgar < 4 điểm. Kết luận: Kỹ thuật tê tủy sống kết hợp tê ngoài màng cứng bệnh nhân tự kiểm soát đạt hiệu quả giảm đau tốt và an toàn trong và sau mổ lấy thai; không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Chung và Nguyễn Văn Chừng (2008), Gây tê ngoài màng cứng - tê tủy sống với Bupivacaine đẳng trọng thấp và Sufentanil trong phẫu thuật thay khớp háng ở người cao tuổi, Đại hội GMHS Việt Nam, tr. 10-16.
2. Đào Thị Bích Phượng (2010), Đánh giá hiệu quả của gây tê tủy sống kết hợp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong và sau mổ lấy thai chọn lọc, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
3. Trần Thế Quang và Nguyễn Đức Lam (2016), Nghiên cứu phương pháp giảm đau sau mổ lấy thai bằng gây tê ngoài màng cứng với Ropivacaine 0,125%, Công trình NCKH đại hội gây mê hồi sức toàn quốc 2016, tr. 165-167.
4. Lê Minh Tâm và Vũ Thị Nhung (2007), Gây tê tủy sống - ngoài màng cứng phối hợp liều thấp trong phẫu thuật điều trị sa sinh dục trên bệnh nhân cao tuổi, Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 11(1), tr. 37-43.
5. Công Quyết Thắng (2004), Nghiên cứu tác dụng kết hợp gây tê tủy sống bằng bupivacaine và ngoài màng cứng bằng morphin hoặc dolargan hoặc fentanyl để mổ và giảm đau sau mổ, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Coppejans, H. C., Hendrickx, E., Goossens, J., et al. (2006), The sitting versus right lateral position during combined spinal-epidural anesthesia for cesarean delivery: block characteristics and severity of hypotension, Anesth Analg. 102(1), pp. 243-7.
7. Choi, D. H., Ahn, H. J., and Kim, J. A. (2006), Combined low-dose spinal-epidural anesthesia versus single-shot spinal anesthesia for elective cesarean delivery, Int J Obstet Anesth. 15(1), pp. 13-7.
8. Lew, E., Yeo, S. W., and Thomas, E. (2004), "Combined spinal-epidural anesthesia using epidural volume extension leads to faster motor recovery after elective cesarean delivery: a prospective, randomized, double-blind study", Anesth Analg. 98(3), pp. 810-4.
9. Van de Velde, M., Berends, N., Spitz, B., et al. (2004), "Low-dose combined spinal-epidural anaesthesia vs. conventional epidural anaesthesia for Caesarean section in pre-eclampsia: a retrospective analysis", Eur J Anaesthesiol. 21(6), pp. 454-9.