ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC VỤ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TẠI TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2021

Nguyễn Văn Phúc, Âu Hiền Sĩ, Huỳnh Văn Nguyên, Lê Thanh Thúy, Trần Cảnh Thiện, Dương Thị Cẩm Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: An toàn thực phẩm hiện nay đang là vấn đề thời sự nổi cộm và nóng bỏng. Ngộ độc thực phẩm xảy ra sẽ gây tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học các vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009-2021. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang, hồi cứu các vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009-2021. Kết quả: Giai đoạn 2009-2021 có 11 vụ, với 140 người mắc và có 2 ca tử vong do độc tố tự nhiên (trung bình mỗi năm có 0,85 vụ, 10,77 người mắc, 0,15 người tử vong). Số vụ với quy mô trên 30 người mắc chiếm tỷ lệ rất thấp 18,18%. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm nhiều nhất là chưa xác định căn nguyên với 54,54%, kế đến là do độc tố tự nhiên (do ăn So biển) 27,27% và thấp nhất là do vi sinh vật 18,18%. Các vụ xảy ra tại bếp ăn gia đình 63,63% chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là bếp ăn tập thể trường học 18,18% và thấp nhất là loại hình nhà hàng, kinh doanh thức ăn đường phố cùng với tỷ lệ 9,09%. Kết luận: Các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra phần lớn tại bữa ăn gia đình và tại bếp ăn tập thể trường học. Nguyên nhân chủ yếu do không tìm ra căn nguyên và hầu hết các trường hợp tử vong là do độc tố tự nhiên (do ăn So biển).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Ngọc Ánh và Đặng Văn Chính (2019), Đặc điểm dịch tễ các vụ ngộ độc thực phẩm tại các tỉnh phía nam năm 2010-2018, Y học TP Hồ Chí Minh. số 23, tập 5, tr.540-545.
2. Bộ Y tế (2002), Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT ngày 09/01/2006 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm phẩm”, chủ biên.
3. Bộ Y tế (2006), Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2006 Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm, chủ biên.
4. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Sóc Trăng (2021), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số (Dự án 4 - An toàn thực phẩm và Dự án 8 Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và truyền thông y tế) giai đoạn 2016-2020.
5. Trần Đáng (2007), "Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể và cơ sở cung cấp dịch vụ suất ăn sẵn" An toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội, tr.778-779.
6. Trần Đáng (2007), Ô nhiễm thực phẩm, An toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội, tr.17-18.
7. Tiêu Văn Linh và Đinh Thị Ngân (2019), Đánh giá tình hình ngộ độc thực phẩm tại Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016-2018, Tạp chí kiểm nghiệm và an toàn thực phẩm số 3-2019, tr.98-105.
8. Bùi Quang Lộc và Trương Hữu Hoài (2014), Tình hình ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Đắc Lắc từ2014-2013, Tạp chí Y học thực hành, tr.204-208.
9. Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Lê Hoàng Ninh và Trịnh Thị Hoàng Oanh (2016), Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ngộ độc thực phẩm của người dân TP Hồ Chí Minh năm 2013, Y học TP.Hồ Chí Minh. số 20, tập 1.
10. Đoàn Lê Thanh Phong (2016), Đặc điểm dịch tễ các vụ ngộ độc thực phẩm tại Tiền Giang từnăm 2006 - 2015, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. số 20, tập 5, tr.209-215.
11. Thủ tướng chính phủ (2017), Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020, chủ biên.
12. Trường Đại học Y tế công cộng (2014), An toàn thực phẩm Hà Nội, 137.
13. Văn phòng Chính phủ (2015), Thông báo số 269/TB-VPCP ngày 10/8/2015 kết luận của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ biên.