NỒNG ĐỘ CYSTATIN C HUYẾT THANH TRÊN THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Chung Thị Ngọc Bích1, Quách Hoàng Bảy2, Trần Thái Thanh Tâm3,
1 Trung tâm Y tế huyện Phước Long
2 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiền sản giật là một rối loạn liên quan đến thai kỳ đặc trưng bởi tình trạng tăng huyết áp, đạm niệu và phù. Cystatin C huyết thanh là một dấu hiệu mới để phát hiện sớm tổn thương thận trong bệnh lý tiền sản giật. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị trung bình các chỉ số chức năng thận và đánh giá sự tương quan giữa nồng độ cystatin C huyết thanh và creatinin huyết thanh với một số yếu tố ở thai phụ tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có đối chứng, nghiên cứu trên 2 nhóm thai phụ: Nhóm thai phụ tiền sản giật và nhóm thai phụ khỏe mạnh đến sinh con hoặc nhập viện điều trị bệnh lý tiền sản giật-sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ năm 2021-2022. Kết quả: Trung bình tuổi mẹ của nhóm thai phụ khỏe mạnh và tiền sản giật lần lượt là 31,3±6,4; 33,5±6,4 tuổi (p>0,05), tuổi thai của nhóm khỏe mạnh và nhóm tiền sản giật 37,0; 37,1 tuần (p>0,05). Đặc điểm chức năng thận ở 2 nhóm thai phụ khỏe mạnh và tiền sản giật lần lượt: Urê huyết thanh 3,0; 3,0mmol/L (p>0,05), creatinin huyết thanh 50,7±8,9; 54,5±11,4µmol/L (p>0,05), cystatin C huyết thanh 0,85; 1,4mg/L (p<0,01), đạm niệu 24 giờ 221,3±35,3; 799,5mg/24giờ (p<0,01), độ thanh lọc creatinin 24 giờ của nhóm khỏe mạnh và nhóm tiền sản giật 153,0; 162,5±62,0mL/phút (p>0,05). Sự tương quan giữa creatinin huyết thanh, cystatin C huyết thanh với độ thanh lọc creatinin 24 giờ ở nhóm thai phụ tiền sản giật lần lượt là r1=-0,45 (p<0,01); r2=-0,34 (p<0,05). Kết luận: Cystatin C huyết thanh là một dấu hiện gợi ý phát hiện tổn thương thận sớm hơn so với creatinin huyết thanh ở thai phụ tiền sản giật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương (2013), Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.
2. Đặng Anh Đào (2019), Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
3. Trần Mạnh Linh (2020), Nghiên cứu kết quả sàng lọc bệnh lý tiền sản giật-sản giật bằng xét nghiệm papp-a, siêu âm doppler động mạch tử cung và hiệu quả điều trị dự phòng, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
4. Cao Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2017), Sàng lọc và điều trị dự phòng bệnh lý tiền sản giật-sản giật, Nhà xuất bản Đại học Huế.
5. Aleksandra Novakov Mikic, Velibor Cabarkapa, Aleksandra Nikolic, et al. (2012), Cystatin C in pre-eclampsia, Comparative Study J Matern Fetal Neonatal Med, 25(7), pp. 5-961.
6. Apeksha Niraula, Madhab Lamsal, Nirmal Baral, et al. (2017), Cystatin-C as a Marker for Renal Impairment in Preeclampsia, J Biomark.
7. Carina Jakobsen, Julie Brogaard Larsen, Jens Fuglsang, et al. (2019), Platelet function in preeclampsia-a systematic review and meta-analysis, Affiliations expand, 30(5), pp. 549-562.
8. Chatchai Kreepala, Atitaya Srilaon, et al. (2019), The Association Between GFR Evaluated by Serum Cystatin C and Proteinuria During Pregnancy, Clinical Research, 6(4), pp. 854-863.
9. Fan L, Inker LA, et al. (2014), Glomerular filtration rate estimation using cystatin C alone or combined with creatinine as a confirmatory test, Nephrol Dial Transplant, 29, pp. 1195-1203.
10. Khan K.S, Wojdyla D, Say L, et al. (2006), WHO analysis of causes of maternal death: a systematic review, The Lancet, 367(9516), pp. 1066-1074.
11. Khatun A, Latifa S, Shahla, et al. (2003), Assessment of renal insufficiency in gestational proteinuric hypertension in third trimester pregnancy, Bangladesh Med Res Counc Bull, 29(3), pp. 103-112.
12. Liona C Poon, Andrew Shennan, Jonathan A Hyett, et al. (2019), The International Federation of Gynecology and Obstetrics initiative on pre-eclampsia: A pragmatic guide for first-trimester screening and prevention, Int J Gynaecol Obstet, 145(1), pp. 1-3.
13. Moodley J, Gangaram R, Khanyile R, et al. (2004), Serum cystatin C for assessment of glomerular filtration rate in hypertensive disorders of pregnancy, Reprod Sci Comparative Study, 23(3), pp. 309-317