NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẪN LƯU THẬN QUA DA BẰNG THÔNG MONO J DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TRÊN BỆNH NHÂN THẬN Ứ NƯỚC, Ứ MỦ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023 – 2024

Nguyễn Minh Tiếu1,, Trần Huỳnh Tuấn1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Điều trị thận ứ nước, ứ mủ tạm thời với dẫn lưu thận qua da bằng thông mono J  dưới hướng dẫn siêu mang lại những hiệu quả khá khả quan. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả dẫn lưu thận qua da bằng thông mono J dưới hướng dẫn siêu âm trên bệnh nhân thận ứ nước, ứ mủ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2023 – 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp trên 43 bệnh nhân thận ứ nước, ứ mủ được dẫn lưu thận ra da bằng thông mono J dưới hướng dẫn siêu âm. Tất cả bệnh nhân được hỏi bệnh, khám lâm sàng, chỉ định cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị. Kết quả: Bệnh nhân thận ứ nước, ứ mủ có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thường gặp nhất là đau vùng hông lưng và độ lọc cầu thận giảm, chiếm tỉ lệ trên 90%; bạch cầu niệu dương tính và tăng bạch cầu máu chiếm tỉ lệ lần lượt là 76,9% và 62,8%; các triệu chứng khác như: thận to, sốt, tiểu gắt và thiếu máu chiếm tỉ lệ gần 50%. Tỉ lệ bệnh nhân thận ứ nước, ứ mủ được dẫn lưu thận qua da thành công là 97,7%. 93% trường hợp không ghi nhận biến chứng hoặc biến chứng nhẹ sau dẫn lưu và 7% bệnh nhân cần phải điều trị nội khoa tích cực hoặc phải can thiệp phẫu thuật sau dẫn lưu. Kết luận: Dẫn lưu thận qua da bằng thông mono J dưới hướng dẫn siêu âm trên bệnh nhân thận ứ nước, ứ mủ là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Kỳ. Ứ mủ thận. NXB Y học. 2007. 259 –266.
2. Cooper KL, Badalato GM, Rutman MP. Campbell ‘s Urology 12th edition. Saunders Elsevier. 2020. 1129-1201.
3. Nguyễn Đức Anh. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chức năng thận của bệnh nhân ứ nước, ứ mủ thận điều trị dẫn lưu thận qua da. Tạp chí nghiên cứu y học. 2020. 134(10), 257 - 261.
4. Nguyễn Thị Mến. Đánh giá phương pháp dẫn lưu thận qua da dưới hướng dẫn siêu âm tại Bệnh viện Việt Đức. Tạp chí y học Thực hành. 2016. 1019(8).
5. Gebreselasie et al. Emergency Decompression of Obstructive Uropathy Using Percutaneous Nephrostomy: Disease Pattern and Treatment Outcome at Two Urology Centers in Ethiopia. Open Access Emergency Medicine. 2022. 14, 15-24. Doi.org/10.2147/OAEM.S344744.
6. Ngô Xuân Thái, Thái Kinh Luân, Lê Nho Tình, Đánh giá kết quả dẫn lưu thận qua da bằng thông Mono J. Tạp chí nghiên cứu y học. 2018. 22(1).
7. Mondal U et al. Percutaneous Nephrostomy in Complicated Urinary Tract Infections. Cureus. 2022. 14(7). DOI: 10.7759/cureus.26682.
8. Christopher F, Josi LH, Mithil BP, Matthew MN. Emergent Percutaneous Nephrostomy for Pyonephrosis: A Primer for the On-Call Interventional Radiologist. Semin Intervent Radiol. 2020. 37, 74-84. DOI https://doi.org/10.1055/s-0039-3401842.
9. Kessaris DN, Bellman GC, Pardalidis NP, et al. Management of hemorrhage after percutaneous renal surgery. J Urol. 1995. 153, 604-608. Doi: 10.1097/00005392-199503000-00011.
10. Society of Interventional Radiology. Practic Parameter for the Performance of Percutaneous Nephrostomy. 2021. Resolution 9.