Các yếu tố nguy cơ dự đoán viêm phổi mắc phải cộng đồng do vi khuẩn gram âm

Trương Văn Lâm1,, Đặng Trần Vân Anh1, Nguyễn Giang Sơn1, Nguyễn Thị Thơ 1
1 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm phổi mắc phải cộng đồng (VPMPCĐ) là một bệnh lý nhiễm trùng phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao. Vi khuẩn gram âm (VKGA) nổi lên với tần suất ngày càng tăng trong các báo cáo gần đây. Việc dự đoán các tác nhân này là nguyên nhân gây bệnh trong viêm phổi mắc phải cộng đồng là hết sức hữu ích trong việc lựa chọn kháng sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố nguy cơ  liên quan đến viêm phổi mắc phải cộng động do vi khuẩn gram âm tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 73 bệnh nhân được chẩn đoán VPMPCĐ lúc nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ 01/01/2021 đến 30/9/2021. Các yếu tố nguy cơ độc lập dự đoán VPMPCĐ do VKGA được xác định bằng phương pháp phân tích hồi quy logistic đa biến.
Kết quả: Trong 73 bệnh nhân, tuổi trung bình 72,1±14,4, tuổi nhỏ nhất 26 tuổi, tuổi lớn nhất 94 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm 83,6%, nữ 16,4%. Có 53 bệnh nhân (72,6%) VPMPCĐ là do VKGA. Nhập viện trước đó (OR, 1,8; 95% CI, 1,1-27; p=0,03) và bệnh phổi mạn tính (OR, 12,6; 95% CI, 1,7-93,8; p=0,013) là các yếu tố dự đoán độc lập của VKGA. Kết luận: Những yếu tố như bệnh nhân nhập viện trước đó và bệnh phổi mạn tính là những yếu tố dự đoán nguy cơ độc lập liên quan đến VPMPCĐ do khi khuẩn gram âm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng, Nhà xuất bản Y học.
2. Bộ y tế (2012), Hướng dẫn và và điều trị bệnh đường hô hấp, Nhà xuất bản Y học.
3. Trần Văn Ngọc, Đặng Văn Ninh (2018), Đánh giá các yếu tố nguy cơ dự đoán viêm phổi mắc phải trong cộng động do vi khuẩn gram âm, Tạp chí Y học TP.HCM, (2), tr.89-93.
4. Phạm Hùng Vân, Nguyễn Phạm Thanh Nhân, Phạm Thái Bình (2005), Khảo sát tình hình đề kháng in-vitro các kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng hô hấp cấp, Tạp chí Y học thực hành, Công trình nghiên cứu khoa học Hội nghị bệnh phổi toàn quốc, Cần Thơ 6-2005, Bộ Y Tế, số 513, tr.117-125.
5. Lodise T.P., Bonine NG, et al. (2019), Development of a bedside tool to predict the probability of drug-resistant pathogens among hospitalized adult patients with gram-negative infections, BMC Infect Dis,19(1), pp.718-725.
6. Song J.H. et al. (2015), Spread of drug-resistant Streptococcus pneumoniae in Asian countries: Asian Network for Surveillance of Resistant Pathogens (ANSORP) Study. Clin. Infec. Disea. 28, pp.1206-1211.
7. Song J.H., (2016), Global crisis of Pneumococcal resistance: alarm calls from the East, Drug Resistance in the 21st Century, 3rdInternational Symposium on Antimicrobial Agents and Resistance, pp.53-67.
8. Torres Bonafonte O.H., Gil Olivas E, et al. (2017), Predictors of drug-resistant pathogens in community-onset pneumonia: Are factors considered inhealth – care ssociated pneumonia useful in the emergency department? Emergencias.29(5), pp.306-312.