ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH BẰNG MINOCYCLIN UỐNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022

Vương Huỳnh Gia Khang1,, Đinh Nguyễn Ái My2, Phan Thị Ngọc Sang2, Nguyễn Thị Thúy Linh2, Võ Đặng Quốc Bình2, Lạc Thị Kim Ngân2
1 Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trứng cá là một bệnh da mạn tính, rất phổ biến và thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Diễn biến của bệnh có thể tự giới hạn, nhưng nếu bệnh không được điều trị hay điều trị không đúng sẽ có thể để lại di chứng về sau. Minocyclin có nhiều ưu điểm so với kháng sinh khác cùng nhóm tetracyclin. Tuy nhiên, tại Việt Nam, điều trị mụn trứng cá mức độ trung bình bằng minocyclin chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị mụn trứng cá mức độ trung bình bằng minocyclin uống tại Bẹnh viện Da liễu thành phố Cần Tho nam 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên  90 bệnh nhân mụn trứng cá mức độ trung bình điều trị bằng minocyclin. Kết quả: Nhóm tuổi từ 1824 tuổi (chiếm 52,2%). Nữ chiếm 57,8% và nam chiếm 42,2%. Mặt là vị trí phân bố chủ yếu của sang thương mụn trứng cá chiếm tỉ lệ 100%, 100% bệnh nhân có tổn thương phối hợp. Sang thương sẩn, mụn đầu trắng thường gặp nhiều nhất (100%). Điểm số GAGs trung bình của mụn trứng cá mức độ trung bình là 22,98  3,2. Số lượng thương tổn viêm và không viêm ở thời điểm 8 tuần giảm 71,6% và 60,7% so với thời điểm T0, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Điểm số GAGs giảm đáng kể sau 8 tuần so với lúc ban đầu. Tỉ lệ đáp ứng tốt và khá khi điều trị bằng minocyclin sau 8 tuần điều trị là 53,4% và đáp ứng trung bình là 46,6%. 8,9% bệnh nhân có biểu hiện nhức đầu, 6,7% trường hợp chóng mặt và 17,8% rối loạn tiêu hóa. Kết luận: Điều trị mụn trứng cá mức độ trung bình bằng minocyclin đã cải thiện đáng kể hiệu quả lâm sàng, đặc biệt là đối với các thương tổn viêm. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Tiến Thành. Huỳnh Văn Bá. Đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân trứng cá thông thường đến khám và điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2018-2019. Tạp chí Y học Việt Nam. 2018. 505 (1), 48, https://doi.org/10.51298/vmj.v505i1.1013.
2. Nguyễn Thị Huế. Phạm Thị Minh Phương. Kết quả điều trị trứng cá thông thường mức độ trung bình bằng uống minocyclin. Da liễu học. 2021. 34, 70-79, https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.38.36.
3. Đào Duy Thanh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị mụn trứng cá thông thường bằng phương pháp IPL kết hợp ánh sáng xanh và bôi FOB 10-Lotion tại Bệnh viện
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019-2020. Đại học Y Dược Tp. Cần Thơ. 2020. 42.
4. Trần Thị Thúy Phượng và Lê Thái Vân Thanh. Nồng độ homocysteine huyết tương trên bệnh nhân mụn trứng cá được điều trị bằng isotretinoin uống. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 2018. 22 (1), 66-72.
5. Hayashi, N. Clinical Features and Differential Diagnosis of Acne Vulgaris. Acne Current Concepts and Management, Springer Nature Switzerland AG. 2021. 159-168.
6. Huỳnh Văn Bá. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị mụn trứng cá thông thường bằng isotretinoin uống tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ năm 2021. Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ. 2021. 47.