KẾT QUẢ PHẪU THUẬT DEGA TRONG ĐIỀU TRỊ TRẬT KHỚP HÁNG TIẾN TRIỂN TRẺ EM

Võ Duy Khánh1,, Phạm Đức Minh Mẫn1, Lê Viết Cẩn2
1 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điều trị bệnh lý trật khớp háng tiến triển vẫn là vấn đề khó khăn của y học hiện nay. Ở Việt Nam, phần lớn phát hiện bệnh lý khi bệnh nhân bắt đầu biết đi. Do đó, việc điều trị thường bao gồm nắn trật khớp háng kèm đục xương ổ cối. Có nhiều phương pháp đục xương ổ cối, trong đó phẫu thuật Dega là một trong những phương pháp thường dùng nhất. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả tái tạo mái ổ cối bằng phẫu thuật Dega trong điều trị trật khớp háng tiến triển trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 34 bệnh nhân với 36 trường hợp trật khớp háng tiến triển đơn thuần ở độ tuổi trung bình 28 tháng tuổi (18 đến 53 tháng) được điều trị bằng phẫu thuật Dega tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình từ tháng 5/2021 đến tháng 5/2023. Kết quả: 34 bệnh nhân với 36 trường hợp trật khớp háng tiến triển với thời gian theo dõi trung bình 13,8 tháng. Kết quả lâm sàng theo tiêu chuẩn McKay đạt kết quả tốt và rất tốt 92%. Kết quả hình ảnh học theo tiêu chuẩn Severin đạt kết quả tốt 94%. Tỉ lệ biến chứng hoại tử chỏm là 6%, tỉ lệ trật lại là 6%. Kết luận: Phẫu thuật Dega có cải thiện rõ rệt về mặt lâm sàng và hình ảnh học, ít các biến chứng, vì vậy có thể sử dụng để điều trị trật khớp háng tiến triển trẻ em.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. J. Czubak. Dega pelvic osteotomy: indications, results and complications. Journal of Children’s Orthopaedics. 2018. 12(4), 342-348, https://doi.org/10.1302/1863-2548.12.180091
2. Pavel Kotlarsky. Developmental dysplasia of the hip: What has changed in the last 20 years? World J Orthop. 2015. 6(11), 886-901, https://dx.doi.org/10.5312/wjo.v6.i11.886.
3. Carvalho Filho G, Chueire AG, Ignácio H, et al. Surgical treatment of the congenital dislocation of the hip after walking age: open reduction and Salter’s osteotomy. Acta Ortop Bras. 2003. 11(1), 42–47. https://doi.org/10.1590/S1413-78522003000100006
4. Enan Ahmed. Surgical treatment of the late - presenting developmental dislocation of the hip after walking age. Acta Ortop Bras. 2013. 21(5), 276–280. https:doi.org/10.1590/S141378522013000500007.
5. Ahmed Al-Ghamdi. Dega osteotomy for the correction of acetabular dysplasia of the hip: a radiographic review of 21 cases. J Pediatr Orthop. 2012. 32(2), 113-20. https://doi.org/10.1097/BPO.0b013e31823f0b8c.
6. Alfonso Vaquero-Picado. Developmental dysplasia of the hip: update of management. Efort Open Reviews. 2019. 4(9), 548-556, https://doi.org/10.1302/2058-5241.4.180019.
7. Grudziak Jan S. Dega Osteotomy for the Treatment of Congenital Dysplasia of the Hip. The Journal of Bone & Joint Surgery. 2001. 83(6), 845-854, https://doi.org/10.2106/00004623200106000-00005.
8. Mazen M Ibrahim. Combined open reduction and Dega transiliac osteotomy for developmental dysplasia of the hip in walking children. Acta Orthop Belg. 2019. 85(4), 545-553.
9. Lukasz Wozniak. Dega transiliac pelvic osteotomy for developmental hip dysplasia: a systematic review. J Pediatr Orthop B. 2023. 32(3), 211-220.
10. Mohamed M. H. El-Sayed. Dega osteotomy for the management of developmental dysplasia of the hip in children aged 2–8 years: results of 58 consecutive osteotomies after 13–25 years of follow-up. J Child Orthop. 2015. 9(3), 191-198, https://doi.org/10.1007/s11832-015-0665-9.