ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG VÀ KẾT QUẢ KHÂU RỄ SAU SỤN CHÊM TRONG BẰNG KỸ THUẬT SỬ DỤNG ĐƯỜNG HẦM XUYÊN XƯƠNG CHÀY QUA NỘI SOI KHỚP GỐI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rách rễ sau sụn chêm trong được định nghĩa là loại rách hướng tâm của sụn chêm, trong khoảng 1 cm từ chỗ bám của rễ sau sụn chêm trong. Sụn chêm bị rách rễ làm mất chức năng phân tán lực dọc trục ra xung quanh, do đó khớp bị quá tải dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớp gối. Nội soi khâu rễ sau sụn chêm trong đạt hiệu quả giúp cải thiện chức năng khớp gối, làm chậm diễn tiến thoái hoá khớp qua nhiều nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam đánh giá kết quả khâu rễ sau sụn chêm trong. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá đặc điểm tổn thương và kết quả sau khâu rễ sau sụn chêm trong bằng kỹ thuật sử dụng đường hầm xuyên xương chày qua nội soi khớp gối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân có chỉ định mổ khâu rễ sau sụn chêm trong ở bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Trong thời gian từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 7 năm 2023, có 15 trường hợp khâu rễ sau sụn chêm trong, 14/15 phục hồi chức năng tốt sau mổ 6 tháng. Kết luận: Khâu rễ sụn chêm là một kỹ thuật an toàn, đáng tin cậy để điều trị thương tổn rách rễ sau sụn chêm trong.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rách rễ sau sụn chêm trong, Rách rễ sau sụn chêm, nội soi khớp gối
Tài liệu tham khảo
2. Moon H.S., Choi, C.H., Jung M., Chung K., Jung S.H., Kim Y.H., Kim S.H. Medial Meniscus Posterior Root Tear: How Far Have We Come and What Remains? Medicina 2023. 59:1181, https://doi.org/ 10.3390/medicina59071181.
3. Revelt N., Kurcz B., George E., Wolters B. Medial Meniscal Posterior Root Avulsion Fracture Repair Using the Nice Knot. Arthrosc Tech. 2023. 12(3):e357-e362, doi:
10.1016/j.eats.2022.11.015.
4. Karpinski K., Forkel P., Häner M., Bierke S., Petersen W. Etiology of posterior meniscus root tears: medial vs. lateral. Arch Orthop Trauma Surg. 2023.143(1):429-437, doi: 10.1007/s00402022-04347-y.
5. Moon H.S., Choi C.H., Jung M., Lee D.Y., Hong S.P., Kim S.H. Early Surgical Repair of Medial Meniscus Posterior Root Tear Minimizes the Progression of Meniscal Extrusion: 2-Year Follow-up of Clinical and Radiographic Parameters After Arthroscopic Transtibial Pull-out Repair. Am J Sports Med. 2020.48(11):2692-2702, doi: 10.1177/0363546520940715.
6. Banovetz M.T., Roethke L.C., Rodriguez A.N., LaPrade R.F. Meniscal Root Tears: A Decade of Research on their Relevant Anatomy, Biomechanics, Diagnosis, and Treatment. Arch Bone Jt Surg. 2022.10(5):366-380, doi: 10.22038/ABJS.2021.60054.2958.
7. Bernard C.D., Kennedy N.I., Tagliero A.J., Camp C.L., Saris D.B.F., Levy B.A., Stuart M.J., Krych A.J. Medial Meniscus Posterior Root Tear Treatment: A Matched Cohort Comparison of Nonoperative Management, Partial Meniscectomy, and Repair. Am J Sports Med. 2020.48(1):128-132, doi: 10.1177/0363546519888212.
8. Randazzo E., Duerr R., Baria M.R. Meniscus Root Tears: A Clinical Review. Curr Sports Med Rep. 2022.21(5):155-158, doi: 10.1249/JSR.0000000000000959.
9. Krivicich L.M., Kunze K.N., Parvaresh K.C., Jan K., DeVinney A., Vadhera A., LaPrade R.F., Chahla J. Comparison of Long-term Radiographic Outcomes and Rate and Time for Conversion to Total Knee Arthroplasty Between Repair and Meniscectomy for Medial Meniscus Posterior Root Tears: A Systematic Review and Meta-analysis. Am J Sports Med. 2022.50(7):2023-2031, doi: 10.1177/03635465211017514.
10. Floyd E.R., Rodriguez A.N., Falaas K.L., Carlson G.B., Chahla J., Geeslin A.G., LaPrade R.F. The Natural History of Medial Menisca.l Root Tears: A Biomechanical and Clinical Case Perspective. Front Bioeng Biotechnol. 2021.9:744065, doi:10.3389/fbioe.2021.744065.