ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BA GIỐNG NHO (Vitis vinifera L.) TRỒNG Ở NINH THUẬN - VIỆT NAM

Lý Hồng Hương Hạ1,, Võ Thị Bích Ngọc1, Trần Trung Trĩnh1, Lê Văn Út 1
1 Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nho (Vitis vinifera L.) không chỉ được biết đến như một loại cây ăn quả mà còn là dược liệu. Nho chứa các hợp chất khác nhau của phenol, flavonoid và stilbene. Do đó, Nho có tác dụng dược lý khác nhau như hoạt động chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng vi-rút, bảo vệ tim mạch, bảo vệ thần kinh và bảo vệ gan. Ở Việt Nam, Nho được trồng ở một số vùng nhưng chưa có nghiên cứu vi học về các giống Nho này. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm giải phẫu của thân và phiến lá của 3 giống Nho trồng ở Việt Nam gồm NH.01.48, Red Cardinal và Sauvignon Blanc nhằm góp phần phân biệt các giống Nho. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các đặc điểm giải phẫu của 3 giống Nho trồng ở Việt Nam (NH.01.48, Red Cardinal và Sauvignon Blanc) được phân tích, mô tả và chụp hình. Kết quả: Vi phẫu thân tròn, mô dày góc tập trung dưới biểu bì thân, trụ bì hóa mô cứng, có thể sợi libe; tầng sinh bần xuất hiện dưới trụ bì ở giống Nho NH.01.48 và Sauvignon Blanc. Lá giống nho Sauvignon Blanc có lông che chở. Kết luận: Các đặc điểm giải phẫu của ba giống nho đã được mô tả và minh họa chi tiết bằng hình ảnh.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Huy Bích (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập II, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.459-462.
2. Nguyễn Thế Cường (2012), Nghiên cứu phân loại họ Nho -Vitaceae Juss ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ sinh học, tr.42-47.
3. Phùng Thanh Long, Đỗ Thị Hà, Hà Vân Oanh và cộng sự (2017), “Đặc điểm thực vật và giải phẫu của cây Nho rừng”, Tạp chí Dược liệu, 22(2), tr.120-123.
4. Devi S. and Singh R., (2017), “Evaluation of antioxidant and anti-hypercholesterolemic potential of Vitis vinifera leaves”, Food Science and Human Wellness, 6(3), pp.131-136.
2. Georgiev V., Ananga A., and Tsolova V., (2014), “Recent advances and uses of grape flavonoids as nutraceuticals”, Nutrients, 6(1), pp.391-415.
3. Isanu M., Karimah H., Pramastya H., and Fidrianny I., (2021), “Phytochemical compounds and pharmacological activities of Vitis vinifera L.: An updated review”, Biointerface Research in Applied Chemistry, 11(5), pp.13829-13849.
4. Kataliníc V., Možina S. S., Sroza D., et al. (2010), “Polyphenolic profile, antioxidant properties, and antimicrobial activity of grape skin extracts of 14 Vitis vinifera varieties grown in Dalmatia (Croatia)”, Food Chemistry, 119, pp.715-723.
5. Nassiri-Asl M., and Hosseinzadeh H., (2016), “Review of the pharmacological effects of Vitis vinifera (Grape) and its bioactive constituents: An update”, Phytotherapy Research, 30(9), pp.1392-1403.
6. Rockenbach I. I., Rodrigues E., Gonzaga L. V., et al. (2011), “Phenolic compounds content and antioxidant activity in pomace from selected red grapes (Vitis vinifera L. and Vitis labrusca L.) widely produced in Brazil”, Food Chemistry, 127(1), pp.174-179.