TỶ LỆ TÉ NGÃ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI CÓ MẮC BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023

Nguyễn Lê Ngọc Giàu1,, Phan Thị Trung Ngọc2, Nguyễn Văn Đối3, Nguyễn Thị Kiều Lan3, Nguyễn Minh Trung 3, Lâm Thị Kim Thoa4, Nguyễn Vủ Trường Giang5
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường đại học Y Dược Cần Thơ
3 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
4 Trường đại học Y dược Cần Thơ
5 Trung tâm y tế huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Té ngã là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong và bệnh tật ở người lớn tuổi. Té ngã ở những người mắc tăng huyết áp càng là vấn đề nghiêm trọng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ té ngã trên người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan té ngã ở người cao tuổi tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 230 người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp đang sinh sống tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ té ngã chiếm 18,3%; Các yếu tố liên quan đến té ngã: những người mắc nhiều hơn 3 bệnh có tỷ lệ té ngã cao hơn so với nhóm không mắc bệnh; Những người mắc bệnh đái tháo đường, cơ xương khớp, giảm thị lực, rối loạn cảm giác bàn chân, rối loạn thăng bằng cơ thể, tâm lý lo sợ té ngã có tỷ lệ té ngã cao hơn so với nhóm không mắc bệnh (với p<0,005). Kết luận: Tỷ lệ té ngã ở người cao tuổi có mắc bệnh tăng huyết áp chiếm tỷ lệ khá cao, cao hơn so với các báo cáo của cơ sở y tế. Té ngã sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng và là nguyên nhân dẫn đến tàn tật ở người cao tuổi. Vì vậy, cần có những biện pháp can thiệp hỗ trợ, phát triển bộ công cụ đánh giá nguy cơ té ngã để ngăn ngừa và dự phòng té ngã ở người cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Elizabeth A Phelan, Katherine Ritchey. Fall prevention in community - Dwelling Older adults.Annals of InternalMedicince.2018. 169(11), ITC81-ITTC96. doi:10.7326/AITC201812040.
2. Houry Debra, Florence Curtis, Baldwin Grant, Stevens Judy và McClure Rod. The CDC injury center’s response to the growing public health problem of falls among older adults. American journal of lifestyle medicine. 2016. 10(1), 74-77. doi: 10.1177/1559827615600137.
3. WHO. WHO Global report on falls prevention in older age. 2008.
4. Bộ Y tế. Phòng chống té ngã ở người cao tuổi. 2020.
5. Hoàng Thị Kiều Hoa. Khảo sát tỷ lệ té ngã và các yếu tố liên quan đến té ngã ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi. Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 2014.
6. Anne Felicia Ambrose, Geet Paul, Jeffrey M Hausdorff. Risk factors for falls among older adults: a review of the literature. An International Journal of midlife health and beyond. 2013. 75(1), 51-61, doi: 10.1016/j.maturitas.2013.02.009.
7. Nguyễn Đỗ Hồng Giang. Tỷ lệ té ngã và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại quận 5 thành phố Hồ Chí Minh năm 2018. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2018.
8. Huỳnh Trần Quốc Nam. Tỉ lệ té ngã và năng lực phòng ngừa ở người cao tuổi tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 2021.
9. YASUMURA, Seiji, et al. Incidence of falls among the elderly and preventive efforts in Japan. Jpn. Med. Assoc. J, 2009, 52.6.
10. Kwan Marcella Mun-San, Close Jacqueline C.T., Wong Alfred Kwok Wai và Lord Stephen R. Falls Incidence, Risk Factors and Consequences in Chinese Older People: A Systematic Review. Journal of the American Geriatrics Society. 2011. 59(3), 536 - 543. doi: 10.111/j.15325415.2010.03286.x.
11. Tromp A.M., Pluijm S.M.F, Smit J.H., D.J.H. Deeg, L. M. Bouter và P. Lips. Fall-risk screening test. Journal of Clinical Epidemiology. 2001. 54(8), 837-844. doi: 10.1016/s0895-4356(01)003349-3.
12. Abdullaziz Alabdullgader and Unaib Rabbani. Prevalence and Risk Factors of Falls Among the Elderly in Unaizah City, Saudi Arabia. Sultan Qaboos University Med J. 2021. 21(1), 86 - 93. doi: 10.18295/squmj.2021.21.01.012.