KHẢO SÁT KIẾN THỨC VIỆC SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022 – 2023

Lê Thanh Ngân1,, Nguyễn Đình Nam Hưng2, Nguyễn Hải Yến Phương2, Lê Thị Cẩm Tiên2, Phan Nguyễn Hải Trân2, Biện Thị Bích Ngân 2
1 Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Hiểu biết về kiến thức sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng và lựa chọn được sản phẩm phù hợp là mối quan tâm của nhiều sinh viên, đặc biệt là nhóm sinh viên khoa Răng Hàm Mặt các năm đầu. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Đánh giá kiến thức về các sản phẩm chăm sóc răng miệng của sinh viên Răng Hàm Mặt ba năm đầu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ niên khóa 2022 – 2023. 2) Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến việc lựa chọn sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng của sinh viên Răng Hàm Mặt ba năm đầu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ niên khóa 2022 – 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, với 400 sinh viên ba năm đầu niên khóa 2022 – 2023 khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Các thông tin được thu thập qua phỏng vấn bằng biểu mẫu khảo sát gửi qua tài khoản email cá nhân. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên có kiến thức về việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng ở mức trung bình tương đối cao là 54,5% sinh viên. Sinh viên năm 3 chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các sinh viên đạt mức độ kiến thức tốt với 63%. Về khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan, nhóm yếu tố mang tính thương mại có tác động nhiều đến lựa chọn sử dụng sản phẩm của các sinh viên. Kết luận: Đa số các sinh viên có kiến thức cơ bản nhưng chưa thật sự nắm vững về các sản phẩm chăm sóc răng miệng thông dụng. Các yếu tố chủ yếu chi phối việc lựa chọn sản phẩm của các sinh viên là nhóm mang tính thương mại.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Lê Nam Trung, Đào Thị Dung, Tạ Thúy Loan. Thực trạng sức khỏe răng miệng và kiến thức, thái độ, hành vi về chăm sóc sức khỏe răng miệng của học sinh lớp 5 trường tiểu học Tiên Dương - Đông Anh, Hà Nội. Tạp chí Y học thực hành. 2010. doi:10.52852/tcncyh.v160i12V2.1263.
2. Archana S., Jagat S. Factors influencing choice of oral hygiene products used among the population of Udaipur, India. International Journal of Dental Clinics. 2010. 2(2), doi: https://doi.org/10.22271/oral.2021.v7.i2b.1192.
3. Amit A., Ankita G. Exploring the factors influencing the choice of oral care products: A review on personalized approach. Int. J. Oral Dent. Health. 2020. 6(2), doi:10.23937/2469-5734/1510109.
4. Junaid A. B., Khan M. I., Mansoori M. U., Zameer M. and Ali S. J. To identify various parameters leading to the growth of dental care products in Indian market. IOSR-JBM. 2012. 4, 4-12. doi:10.9790/487X-0430412.
5. Trịnh Minh Báu, Hồng Thúy Hạnh, Nguyễn Thị Khánh Huyền, Đỗ Sơn Tùng, Phùng Lâm Tới và cộng sự. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng sâu răng của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020-2021. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2022. 151(3), 170-178. doi:10.52852/tcncyh.v151i3.633.
6. Bùi Thị Thu Hiền, Đinh Xuân Thành, Trần Văn Tiến. Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh tại trường Trung học cơ sở Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định năm 2019. Journal of 108-Clinical Medicine. 2020. 114-122, doi:10.52852/tcncyh.v160i12V2.1263.
7. Umanah A. U., Braimoh O. B. Oral hygiene practices and factors influencing the choice of oral hygiene materials among undergraduate students A Toàn the University of Port Harcourt, Rivers State, Nigeria. Journal of Dental and Allied Sciences. 2017. 6, 3-7, doi:10.4103/2277-4696.205440.