CÁC VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Kết quả của nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy đa số sinh viên Điều dưỡng đều gặp khó khăn về tâm lý trong hoạt động học tập. Các vấn đề khó khăn này ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hoạt động học tập của sinh viên. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các vấn đề khó khăn tâm lý trong học tập ở sinh viên điều dưỡng trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023 và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 149 sinh viên ngành điều dưỡng năm 2, 3, 4 của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023 đã tham gia thực hành lâm sàng tại bệnh viện. Các vấn đề khó khăn về tâm lý trong học tập được đánh giá bằng thang đo Perceived Stress Scale PSS của Sheu và cộng sự (1997). Kết quả: 69,8% sinh viên Điều dưỡng có khó khăn tâm lý trong học tập ở mức độ trung bình với điểm trung bình là 1,89±0,54. Giới tính có liên quan đến điểm trung bình các vấn đề khó khăn về tâm lí trong học tập (t=-2,424, p= 0,041). Kết luận: Đa số sinh viên Điều dưỡng có khó khăn tâm lý trong học tập. Nhà trường cần tiếp tục chú ý tăng cường các hoạt động tư vấn tâm lý cho sinh viên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
khó khăn tâm lý, học tập, sinh viên điều dưỡng
Tài liệu tham khảo
2. Nebhinani. M., Kumar. A., Parihar. A. and Rani. R., Stress and Coping Strategies among Undergraduate Nursing Students: A Descriptive Assessment from Western Rajasthan, Indian Journal of Community Medicine. 2020. 45 (2), 172-175, doi: 10.4103/ijcm.IJCM_231_19.
3. Baluwa. M. A., Lazaro. M., Mhango. L. and Msiska. G., Stress and Coping Strategies Among Malawian Undergraduate Nursing Students, Advances in Medical Education and Practice. 2021. 12, 547-556, doi: 10.2147/AMEP.S300457.
4. Phạm Kế Thuận, Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Văn Tập, Lê Thị Diễm Trinh và Nguyễn Thanh Bình, Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y dược Trường cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn-TP. Hồ Chí Minh năm 2020, Tạp chí Y học cộng đồng, 2020, 58(5), 194-197.
5. Trần Thị Hoàng Yến, Nguyễn Hồ Hải Anh, Huỳnh Út Giào, Lâm Kim Huy, Điểu Rôm và cộng sự. Stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên y khoa Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022. (54), 31-37.
6. Araújo. A.A.C., de Godoy. S., de Oliveira. R. M., Vedana. K. G., Giacchero et al, Positive and negative aspects of psychological stress in clinical education in nursing: A scoping review, Nurse Education Today. 2023. doi: 10.1016/j.nedt.2023.105821.
7. Sheu. S., Lin. H., Hwang. S., Yu, P., Hu. W. and Lou. M., The development and testing of perceived stress scale of clinical practice, Nursing Research. 1997. 5 (4), 34.
8. Engelbrecht, M. C., Construct validity and reliability of the perceived stress scale for nursing students in South Africa, Curationis. 2022. 45 (1), doi: 10.4102/ curationis.v45i1.2276
9. Onieva-Zafra. M. D., Fernández-Muñoz. J. J., Fernández-Martínez. E., García-Sánchez. F. J., Abreu-Sánchez. A. el at, Anxiety, perceived stress and coping strategies in nursing students: a cross-sectional, correlational, descriptive study, BMC Medical Education. 2020. 20:370, doi:
10.1186/s12909-020-02294-z.
10. Aedh. A. I., Elfaki. N. K. and Mohamed. I. A., Factors associated with stress among nursing students (Najran University - Saudi Arabia), Itedal Abdelraheem Mohamed. 2020. 4 (6), 33-38, doi: 10.9790/1959-04663338.
11. Murdock. C., Naber. J. and Perlow. M., Stress level and stress management skills of admitted baccalaureate nursing students, Kentucky Nurse. 2010. 58 (2).
12. Phùng Như Hạnh, Nguyễn Hùng Vĩ và Lê Thị Hải Hà, Stress của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang năm 2018 và một số yếu tố liên quan, Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển. 2018. 2 (4), 16-25.