NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON TỪ 12 - 24 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN THỚI BÌNH, TỈNH CÀ MAU NĂM 2022-2023

Trần Trường Giang1,, Nguyễn Quan Phú2, Nguyễn Văn Đọc2, Phạm Thị Tâm3
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cà Mau
2 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiêm chủng mở rộng là biện pháp can thiệp y tế công cộng hiệu quả nhất trong việc giảm tỷ lệ mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi và kiến thức, thực hành đúng về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2022-2023. (2) Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi và kiến thức, thực hành của người mẹ tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 495 bà mẹ có con từ 12-24 tháng tuổi tại huyện Thới Bình và con của các bà mẹ này theo phương pháp chọn mẫu cụm, thực hiện qua 02 giai đoạn: đầu tiên chọn 05/12 xã, sau đó mỗi xã chọn ngẫu nhiên 99 trẻ và mẹ của trẻ để thu thập thông tin. Kết quả: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ là 81,4%; tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đúng lịch 42,7%; tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng về tiêm chủng là 64,8%; thực hành chung đúng về tiêm chủng là 61,6%. Các yếu tố liên quan đến tiêm chủng đầy đủ của trẻ và kiến thức, thực hành của mẹ là học vấn, nghề nghiệp, kinh tế gia đình và lợi ích của tiêm chủng đầy đủ (p≤0,05). Kết luận: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ và kiến thức, thực hành về tiêm chủng của bà mẹ còn khá thấp, do đó cần tăng cường công tác truyền thông để nâng cao hiểu biết của người dân về tiêm chủng và đưa trẻ đến tiêm đúng lịch, góp nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và miễn dịch cộng đồng đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong chương trình tiêm chủng.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Báo cáo tổng kết tiêm chủng mở rộng năm 2022. Hà Nội. 2023.
2. Dự án tiêm chủng mở rộng. Báo cáo đánh giá chương trình tiêm chủng mở rộng Việt Nam. Hà Nội. 2019.
3. Trung tâm Y tế Thới Bình. Báo cáo kết quả tiêm chủng mở rộng trên địa bàn huyện năm 2022. Thới Bình. 2023.
4. Bộ Y tế. Quyết định về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em, số 1575/QĐ-BYT, ngày 27/3/2023, Hà Nội. 2023.
5. Từ Lan Vy. Nghiên cứu tình hình và yếu tố liên quan đến tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ có con từ 12 – 24 tháng tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2020. 63.
6. Nguyễn Vủ Trường Giang. Nghiên cứu tình hình tiêm chủng mở rộng ở trẻ em 2 tuổi và kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng mở rộng tại huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang năm 2021. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2021. 70.
7. Trần Thị Hà. Kiến thức thái độ thực hành về tiêm chủng mở rộng của bà mẹ người dân tộc S'Tiêng có con dưới 1 tuổi tại huyện Bù Gia Mập và Phú Riềng tỉnh Bình Phước. Trường Đại học Y Dược TP.HCM. 2018. 68.
8. Đinh Thị Thu Thảo. Kiến thức, thực hành về tiêm chủng mở rộng ở bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình năm 2017, Trường Đại học Y Dược TP.HCM. 2017. 69.
9. Đào Văn Khuynh. Nghiên cứu tình hình tiêm chủng ở trẻ em dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2009. 70.
10. Phạm Thị Ngọc. Một số yếu tố liên quan đến Kiến thức và thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm chủng mở rộng của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng năm 20192020. Tạp chí Y học dự phòng, 2021, 31(01), 49-57, https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/29.