ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SÁT KHUẨN LÂM SÀNG CỦA LASER DIODE 810 NM TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI NHA RĂNG MỘT CHÂN

Hồ Thị Công Thủy1, Trương Nhựt Khuê2,
1 Bệnh Viện An Sinh TP. HCM
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điều trị nội nha bản chất là một quá trình sát khuẩn. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả sát khuẩn của laser diode 810 nm trong điều trị nội nha răng một chân so với điều trị nội nha thông thường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng thực hiện trên 70 bệnh nhân có răng một chân viêm tủy không hồi phục có chỉ định điều trị tủy. Được chia thành hai nhóm (n=35): Lấy mẫu vi sinh S1 giai đoạn trước sửa soạn ống tủy. Với mẫu vi sinh S2: Nhóm chứng được bơm rửa 20ml NaOCl 3%+5ml EDTA 17%+5ml nước muối sinh lí. Nhóm laser: Bơm rửa 20ml NaOCl 3%+5ml EDTA 17% +5ml nước muối sinh lí + laser diode 810 nm. Kĩ thuật Real time-PCR dùng định danh, định lượng vi khuẩn có trong mẫu nghiên cứu. Kết quả: Số lượng vi khuẩn thấp hơn có ý nghĩa thống kê trong nhóm có xử lý laser diode 810 nm so với nhóm chứng với p=0,012<0,05. Nhóm chứng: Nồng độ vi khuẩn trung bình trong mẫu vi sinh trước sửa soạn ống tủy là: 7,61E+06 DU, sau sửa soạn ống tủy: 5,26E+05 DU, tỷ lệ vi khuẩn giảm 93,43%, (p = 0,002 <0,01; phép kiểm Mann-Whitney U). Nhóm laser 810 nm: Nồng độ vi khuẩn trung bình trong mẫu vi sinh trước sửa soạn ống tủy là: 1,12E+07 DU, sau sửa soạn ống tủy: 1,06E+05DU, tỉ lệ vi khuẩn giảm 95,58%. Dùng phương pháp sinh học phân tử để phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn trong các mẫu nghiên cứu. Kết luận: Laser diode 810 nm là phương pháp hỗ trợ thành công cho điều trị nội nha răng một chân và có hiệu quả sát khuẩn lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Carlos De Paula Eduardo and Sheila Gouw-Soares (2001), The Use of Lasers for Endodontic Applications in Dentistry, Med. Laser Appl. 16: 231–243.
2. Dina A. Morsy, Maged Negm, Alaa Diab, Geraldine Ahmed (2018), Postoperative pain and antibacterial effect of 980 nm diode laser versus conventional endodontic treatment in necrotic teeth with chronic periapical lesions: A randomized control trial, F1000Research, 7:1795.
3. Gutknecht, N., et al. (2005), Temperture evolution on human teeth root surface after diode laser asisted endodontic treatment, Lasers Med Sci. 20(2), pp. 99-103.
4. Harpreet Singh (2016), Microbiology of Endodontic Infections, Journal of Dental and Oral Health, ISSN: 2369-4475.
5. Ilaria Prada, Pedro Micó-Muñoz, Teresa Giner-Lluesma, Pablo Micó-Martínez, Nicolás Collado- Castellano, Alberto Manzano-Saiz (2019), Influence of microbiology on endodontic failure. Literature review, Med Oral Patol Oral Cir Bucal. 1;24 (3): e364-72.
6. J.F. Siqueira Jr. and I.N. Rôças (2009) Diversity of Endodontic Microbiota Revisited, J Dent Res 88(11):969–981.
7. Jialei Xu, Yuan Gao, Yajun Meng, Weiwei Wu, Chialing Tsauo, Tingwei Guo,Yangpei Cao, Dingming Huang, Xuedong Zhou & Jinzhi He (2020), Mechano-chemical coupling of irrigation enhances endodontic biofilm debridement, Biofouling The Journal of Bioadhesion and Biofilm Research, 36(7):792-799. DOI:10.1080/08927014.2020.1814753.
8. Khosrow Sohrabi, Aidin Sooratgar, Kaveh Zolfagharnasab, Mohammad Javad Kharazifard, Farzaneh Afkhami (2016), Antibacterial Activity of Diode Laser and Sodium Hypochlorite in Enterococcus Faecalis-Contaminated Root Canals, IEJ Iranian Endodontic Journal;11(1): 8-12.
9. Metzger Zvi (2014). The self-adjusting file (SAF) system: An evidence-based update . Journal of conservative dentistry: JCD, 17(5), pp. 401-419.
10. Neves M. A., Rôças I. N., Siqueira J. F. Jr. (2014), Clinical antibacterial effectiveness of the self- adjusting file system, Int Endod J, 47 (4), pp. 356-365.
11. Tilakchand M, Singh NN, Yeli MM, Naik BD (2018), Evaluation of the antibacterial efficacy of EZLASE diode LASER on the infected root canal system: An in vivo study. J Conserv Dent. ;21(3):306-310. DOI: 10.4103/JCD.JCD_14_18.