NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG BẢO VỆ GAN CỦA CAO CHIẾT NẤM VÂN CHI ĐỎ (Pycnoporus sanguineus)

Lê Nhựt Trường1,, Lê Bảo Ngân1, Trần Lê Quỳnh Như1, Trần Thâm Cơ1, Đặng Duy Khánh1, Nguyễn Ngọc Nhã Thảo1, Trần Đức Tường2, Dương Xuân Chữ1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm gan là một bệnh lý phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan, ung thư gan thậm chí là tử vong. Nấm Vân Chi đỏ (Pycnoporus sanguineus) là một dược liệu quý, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về tính chất sinh học và hoá học của nấm Vân Chi đỏ, đặc biệt là về hoạt tính kháng viêm, kháng ung thư, kháng oxy hóa,... Tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu cụ thể về tác dụng bảo vệ gan của loài dược liệu này. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tác dụng hỗ trợ điều trị của cao chiết nấm Vân Chi đỏ trên mô hình chuột nhắt trắng được gây tổn thương gan bằng carbon tetrachloride (CCl4). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao chiết nấm Vân Chi đỏ (Pycnoporus sanguineus MH225776). Tạo mô hình chuột nhắt trắng được gây độc ở gan bằng carbon tetrachloride (CCl4) và sử dụng cao chiết nấm Vân Chi đỏ để khảo sát tác dụng hỗ trợ điều trị. Kết quả: Kết quả cho thấy sau khi gây độc 7 ngày và đồng thời cho uống cao trong 14 ngày, hoạt độ ALT, AST, hàm lượng MDA gan giảm xuống so với lô đối chứng bệnh. Kết quả phân tích đại thể và vi thể gan chuột cho thấy cao chiết nấm Vân Chi đỏ có tác dụng làm giảm tình trạng viêm gan so với lô chứng bệnh. Kết luận: Cao chiết nấm Vân Chi đỏ thể hiện tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thanh Nhãn. Hóa sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2009. 205-214.
2. Tạ Thành Văn. Hóa sinh. Nhà xuất bản Y học. 2018. 353 - 365.
3. Trần Đức Tường. Nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm hoạt tính sinh học của quả thể nấm Vân Chi đỏ (Pycnoporus sp.) từ phụ phế phẩm nông nghiệp. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2021. 101.
4. Lê Nguyễn Phương Thu, Trần Khánh Hải, Trần Đức Tường, Dương Xuân Chữ. Nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của cao chiết ethanol quả thể nấm Vân Chi đỏ (Pycnoporus sanguineus) trên chuột nhắt trắng. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2019. số 22-25, 556-563.
5. Trần Lưu Vân Hiền, Chu Quốc Trường. Tác dụng bảo vệ gan của cốm Livcol đối với chuột bị ngộ độc bằng Tetraclorua carbon. Nghiên cứu Y Dược học cổ truyền Việt Nam. 2006. số 17, 25-32.
6. D K Ingawale, S K Mandlik and S R Naik. Models of hepatotoxicity and the underlying cellular, biochemical and immunological mechanism(s): a critical discussion. Environ Toxicol Pharmacol. 2014. 37(1), 118-133, https://doi.org/10.1016/j.etap.2013.08.015.
7. Hamed H., Gargouri M., Bellassoued K., et al. Hepato-preventive Activity of Camel Milk Against CCl4-Induced Lesions In Mice. Res Rev Biosci. 2017. 12(2), 117.
8. Delgado-Montemayor C., Cordero-Pérez P., Salazar-Aranda R., & WaksmanMinsky N. Models of hepatoprotective activity assessment. Medicina universitaria. 2015. 17(69), 222-228, https://doi.org/10.1016/j.rmu.2015.10.002.
9. Yang C. L., Lin Y. S., Liu K. F., Peng W. H., & Hsu C. M.. Hepatoprotective Mechanisms of Taxifolin on Carbon Tetrachloride-Induced Acute Liver Injury in Mice. Nutrients. 2019. 11(11), 2655, https://doi.org/10.3390/nu11112655.